Tàu Voyager 1 trục trặc khi bay cách Trái đất 24 tỷ km

Hiện nay, dữ liệu duy nhất mà tàu Voyager 1 truyền về Trái đất là chuỗi ký tự nhị phân lặp lại và các kỹ sư NASA có thể mất vài tuần để khắc phục trục trặc.


Mô phỏng tàu Voyager 1 nhìn lại Hệ Mặt trời từ khoảng cách xa. (Ảnh: NASA)

Tàu thăm dò Voyager 1 của NASA hiện nay không thể truyền bất kỳ dữ liệu khoa học hay dữ liệu hệ thống nào về Trái đất, Space hôm 12/12 đưa tin. Tàu vũ trụ 46 năm tuổi có thể nhận lệnh chỉ thị, nhưng vấn đề dường như phát sinh ở máy tính của tàu. Hệ thống dữ liệu bay (FDS) của tàu Voyager 1 chuyên thu thập thông tin và dữ liệu kỹ thuật từ thiết bị khoa học trên tàu, không còn liên lạc như dự kiến với bộ điều khiển viễn thông, theo NASA.

Khi hoạt động bình thường, FDS sắp xếp thông tin của tàu vũ trụ vào gói dữ liệu, sau đó truyền về Trái đất bằng TMU. Gần đây, gói dữ liệu bị mắc kẹt, truyền một mẫu số 1 và 0 lặp lại. Đội kỹ thuật của Voyager truy ngược vấn đề đến từ FDS, nhưng có thể mất vài tuần trước khi tìm ra giải pháp.

Tàu Voyager 1 và Voyager 2 phóng vào năm 1977, hoạt động lâu hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào trong lịch sử. Cả hai đều ở trong không gian liên sao và bay qua quãng đường hơn 24 tỷ km tính từ Trái đất. Trên thực tế, chúng ở quá xa đến mức mất gần một ngày để tín hiệu truyền đến tàu vũ trụ và thêm một ngày nữa để nhận phản hồi. Liên lạc qua lại với tàu Voyager 1 mất 45 giờ. Vì vậy, khi kỹ sư NASA gửi cách khắc phục cho hệ thống FDS của tàu, họ sẽ cần chờ tới ngày hôm sau để xác định nó có hiệu quả hay không.

Giải pháp không thể đơn giản như kiểu tắt và bật lại hệ thống. Độ tuổi và phần cứng của tàu vũ trụ đặt ra hàng loạt thách thức. Các kỹ thuật viên NASA phải làm việc với công nghệ có sẵn vào thập niên 1970, đôi khi buộc phải tìm ra một số cách sửa chữa phần mềm sáng tạo. Đây không phải lần trục trặc đầu tiên mà tàu Voyager 1 trải qua trong những năm gần đây. Tàu từng gặp vấn đề với hệ thống điều khiển và định hướng (AACS) hồi tháng 5/ 2022, và liên tục truyền dữ liệu viễn trắc vô nghĩa trong vài tháng trước khi khắc phục.

Kỹ sư NASA cũng cập nhật phần mềm trên tàu vào tháng 10/2023, giúp ngăn cặn lắng tích tụ ở động cơ đẩy của tàu. Nhưng những loại cập nhật như vậy không thể đưa ra nhanh chóng. Theo NASA, việc tìm kiếm giải pháp cho thách thức mà tàu thăm dò đối mặt thường bao gồm tham khảo tài liệu gốc hàng chục năm tuổi viết bởi các kỹ sư không tham gia giải quyết vấn đề ngày nay. Kết quả là đội kỹ thuật cần thời gian để tìm hiểu một lệnh chỉ thị mới sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của tàu vũ trụ nhằm tránh hậu quả ngoài ý muốn.

Cập nhật: 13/12/2023 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video