Tàu vũ trụ du lịch bay thử thành công lần 2

Tàu vũ trụ thương mại SpaceshipTwo của Công ty Virgin Galatic (Mỹ) đã tự bay một mình lần thứ 2 trong chuyến bay thử nghiệm mới đây. Thành công này có ý quan trọng trước chuyến bay thương mại đầu tiên của tàu vũ trụ SpaceshipTwo trong năm nay.


Tàu vũ trụ thương mại SpaceShipTwo của công ty Virgin Galactic. Ảnh: AP

Trong lần thử nghiệm mới nhất trên sa mạc Mojave ở California vào ngày 4/5 vừa qua, tàu vũ trụ thương mại SpaceshipTwo đã không sử dụng tên lửa đẩy tự bay lên không trung mà nó được máy bay vận tải đưa lên độ cao 15,8 km, cao hơn gần 2km so với lần thử nghiệm bay gần đây nhất vào tháng 10/2010.

Sau khi đạt tới độ cao gần 16 km, SpaceshipTwo đã tách khỏi máy bay vận tải và tự bay với tốc độ 4,7km/phút theo phương thẳng đứng hướng xuống mặt đất trong vòng 11 phút trước khi hạ cánh an toàn xuống trạm không gian Air Mojave.

Để giảm tốc độ lao theo phương thẳng đứng, tàu vũ trụ thương mại SpaceShipTwo sử dụng hệ thống cánh gấp ở đuôi - tương tự như cơ chế giảm tốc độ của quả cầu lông. Tàu vũ trụ này cũng được trang bị hai tên lửa ở phần đuôi giúp nó không bị sốc khi trở lại bầu khí quyển Trái đất từ trạng thái không trọng lượng trong vũ trụ.

Will Pomerantz, phó chủ tịch công ty Virgin Galactic, rất hài lòng về lần thử nghiệm này: “Chúng tôi hơi lo lắng trước khi cuộc thử nghiệm diễn ra, nhưng SpaceShipTwo đã vận hành rất tốt sau khi tách khỏi máy bay vận tải”.

Tàu vũ trụ thương mại SpaceShipTwo được phát triển dựa trên mẫu thiết kế tàu vũ trụ SpaceShipOne của kỹ sư hàng không người Mỹ Burt Rutan. SpaceShipTwo đã được cải tiiến nhằm khắc phục hiện tượng thân ngoài bị đốt nóng sau khi từ không gian đi vào bầu khí quyển của Trái đất.

Dự kiến, chuyến bay thương mại SpaceShipTwo tự bay vào vũ trụ bằng tên lửa đẩy sẽ được tiến hành tại một trạm vũ trụ ở bang New Mexico (Mỹ) vào cuối năm nay, nhưng ngày tháng cụ thể chưa được tiết lộ. Mặc dù vậy, hiện đã có khoảng 410 khách hàng đặt cọc 200.000 USD/người để được tận hưởng cảm giác không trọng lượng trong một vài phút.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video