Tế bào gây triệu chứng dị ứng có thể hạn chế được sự tổn hại

Danh Phương

Các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Y khoa Stanford phát hiện ra một tế bào máu được biết đến như là một kẻ chuyên gây ngứa và viêm ở những cơn dị ứng, dưỡng bào, cũng có thể làm nguôi đi những cơn giận dữ.

Sẽ được xuất bản trong tờ Nature Immunology (Miễn dịch học tự nhiên), những phát hiện bật mí ở chuột, các dưỡng bào có thể giúp làm giảm đi sự tổn hại da do phơi nắng quá thời gian hoặc do cây sồi độc gây ra.

Giáo sư, chủ tịch khoa bệnh lý học, Bác sĩ Y khoa Stephen Galli, tác giả cuối của cuộc nghiên cứu nói: “Những phản ứng này tệ hơn nhiều nếu như không có sự hiện diện của các dưỡng bào.” Ông nhận thấy điều ẩn chứa bên trong có thể mở ra nhiều khả năng mới cho sự điều trị những vấn đề này. Phát hiện mâu thuẫn với lời đồn về các dưỡng bào là tay sát thủ chuyên nghiệp hiếu chiến trong phản ứng do dị ứng gây ra. Nằm ngay bên dưới da và trong mô liên kết yếu ở khắp cơ thể, các dưỡng bào sinh nở và chờ đợi những phần tử xâm nhập. Được bao bọc bởi những hột nhỏ có chứa các phân tử kích thích viêm sưng như chất histamine, đôi khi chúng cũng phản ứng với phần tử xâm lấn không đáng ngại như phấn hoa và dầu thực vật. Sự đương đầu này gây ra các phản ứng dị ứng và trong những tình huống cực độ, chúng ta sẽ thấy phản ứng quá mức có thể đe dọa đến mạng sống của tính quá mẫn hiện lên như dị ứng do ong đốt hay dị ứng với đậu phụng.

Các dưỡng bào cũng tác động đến bệnh suyễn và bệnh eczema (chàm bội nhiễm), mang lại cơ hội cho các liệu pháp trị liệu tập trung vào việc chống lại hoạt động của chúng. Galli, người nắm chức vị giảng sư Mary Hewitt Loveless ở trường Y Khoa nói: “Một số người nói: Hãy loại bỏ chúng đi. Nhưng chúng tôi đã không làm tiến hóa được các dưỡng bào, chính vì thế chúng tôi có thể ăn đậu phụng và chết đi.”

Cứ xem dưỡng bào như một phần tử gây phiến động là thích hợp hơn, Galli nói nó được miêu tả một cách đúng hơn với danh hiệu của một Clint Eastwood xứ miền tây. Ông nói: “Dưỡng bào có những mặt tốt, xấu, và đáng sợ của nó – tuỳ theo tình huống. Nói cho cùng, tôi nghĩ bạn sẽ tin chắc rằng nó hầu như là một phần tử tốt.”

Phòng thí nghiệm của Galli đã chứng minh các dưỡng bào giúp ngăn chặn tai họa hơn là gây ra tai họa. Ở cuộc nghiên cứu trước vào năm 2006, nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ra các dưỡng bào có thể giúp phá được độc của nộc rắn, và trong cuộc nghiên cứu vào năm 2004 cho thấy các dưỡng bào này đã giúp chuột sống sót sau khi bị nhiễm khuẩn rất nghiêm trọng.

Cuộc nghiên cứu mới này là cuộc nghiên cứu đầu tiên nhằm kiểm tra những phản ứng lâu dài của dưỡng bào đối với cây sồi độc và khi bị phơi nắng. Nhóm nghiên cứu của ông đã thử đưa tai chuột vào cả hai là chu trình phóng xạ của tia cực tím cũng như vào chất urushiol, là loại dầu có thể gây tấy da của cây sồi độc. Khoảng 1 tuần sau, những con chuột thiếu dưỡng bào về mặt di truyền cho thấy bị viêm sưng nhiều hơn chuột bình thường, và xuất hiện những chổ loét trên da. Việc tiêm dưỡng bào đã giúp làm giảm đi sự sưng tấy ở tai chuột và ngăn chặn được sự lở loét. Galli nói: “Tất cả những gì bạn phải làm để chữa trị cho những con chuột khỏi vấn đề này là đặt các dưỡng bào trở lại cơ thể của chúng.”

Cuộc nghiên cứu sắp tới sẽ nghiên cứu sâu bên trong để xem các dưỡng bào có làm giảm được sự phát triển của các khối u trên da như khối u ác tính hoặc ung thư biểu mô hay không, khi bị dưa ra tia tử ngoại với thời gian lâu hơn. Nhóm cũng sẽ nghiên cứu xem các phân tử góp phần gì trong việc trừ khử đi sự viêm sưng.

Galli nói: “Bạn không thể nào giải thích được tất cả các thể kháng viêm của những dưỡng bào có mang IL-10.”

Theo Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video