Tên lửa 21 tấn Trung Quốc rơi xuống Trái đất "không kiểm soát", chưa biết rơi xuống đâu

Tên lửa 21 tấn của Trung Quốc đang rơi xuống Trái đất và không ai biết nó có thể “hạ cánh” ở đâu. Các chuyên gia đang lo ngại nó có thể làm bung ra các mảnh vỡ rải xuống New York, Madrid và Bắc Kinh.

Các chuyên gia cảnh báo, một tên lửa 21 tấn mất kiểm soát của Trung Quốc đang rơi xuống Trái đất và có thể đáp xuống các khu vực đông dân cư.

Tên lửa Long March (Trường Chinh) 5B của Trung Quốc phóng hôm thứ Năm tuần trước được dự đoán sẽ rơi trở lại Trái đất trong vài ngày tới.

Jonathan McDowell, một nhà thiên văn học theo dõi các vật thể quay quanh Trái đất, nói với SpaceNews rằng đường đi của nó "xa hơn một chút về phía bắc so với New York, Madrid và Bắc Kinh, và xa về phía nam như nam Chile và Wellington, New Zealand".


Tên lửa Long March (Trường Chinh) 5B của Trung Quốc được phóng hôm thứ Năm tuần trước.

Tên lửa có thể rơi xuống bất kỳ đâu trong phạm vi này, gồm các đại dương và các khu vực đông dân cư hoặc không có dân cư, nhưng phần lớn tên lửa sẽ bốc cháy trong khí quyển.

Các thiết bị theo dõi vệ tinh đã phát hiện tên lửa dài hơn 30m hành trình với tốc độ hơn 6,4km/giây.

Trung Quốc đã phóng Long March 5B lúc 11:23 sáng theo giờ địa phương vào thứ Năm tuần trước để thực hiện giai đoạn đầu tiên của trạm vũ trụ sắp tới của họ.

Mô-đun mà tên lửa mang theo, được đặt tên là "Thiên Hòa", sẽ là nơi sinh sống cho ba thành viên phi hành đoàn sau khi cấu trúc khổng lồ của trạm vũ trụ hoàn thành.

Truyền thông nhà nước đưa tin, Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn thành Trạm vũ trụ Trung Quốc, được gọi là Tiangong (Thiên Cung) vào cuối năm 2022, sau khi một số mô-đun khác được phóng lên.

Khi hoàn thành, Trạm vũ trụ Tiangong sẽ quay quanh Trái đất ở độ cao 340-450km.

Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành cường quốc vũ trụ vào năm 2030 để theo kịp các đối thủ, bao gồm Mỹ, Nga và Cơ quan Vũ trụ châu Âu, đồng thời tạo ra trạm vũ trụ tiên tiến nhất quay quanh Trái đất.

Trạm vũ trụ quốc tế ISS, hiện đang ở trong quỹ đạo, mất 10 năm và hơn 30 nhiệm vụ để lắp ráp kể từ khi phóng mô-đun đầu tiên vào năm 1998.

ISS được hỗ trợ bởi 5 cơ quan vũ trụ - NASA (Mỹ), Roscosmos (Nga), JAXA (Nhật Bản), ESA (Châu Âu) và CSA (Canada) - nhưng Trung Quốc ban đầu bị Mỹ cấm tham gia.

Tuy nhiên, sự trở lại không êm đẹp của tên lửa có thể chấm dứt lễ ăn mừng của Trung Quốc nếu phương tiện này hạ cánh xuống khu vực có người sinh sống.

Các nhà theo dõi mảnh vỡ vũ trụ đã quan sát thấy nó di chuyển chậm và khó đoán trước Trái đất trong vài ngày qua và đây sẽ là một trong những mảnh vỡ không kiểm soát lớn nhất được ghi nhận.

Long March 5B dài khoảng 33m, rộng 5,3m và mặc dù hơn 10 tấn mảnh vỡ không gian đã bị bỏ lại trên quỹ đạo cho một chuyến bay trở lại mặt đất không kiểm soát, ông McDowell nói rằng "theo tiêu chuẩn hiện tại, không thể chấp nhận được việc để nó quay lại một cách không kiểm soát".

Holger Krag, người đứng đầu Văn phòng Chương trình An toàn Không gian của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, nói với SpaceNews rằng: "Trung Quốc nhận thức được nguy cơ mất kiểm soát tiềm tàng”. “Để đánh giá khối lượng và số lượng mảnh vỡ còn sót lại luôn khó khăn nếu không biết thiết kế của đối tượng, nhưng quy tắc hợp lý là khoảng 20-40%".

Trước đó, Trung Quốc đã phóng Long March 5B vào tháng 5 năm 2020 để thử nghiệm phương tiện này nhằm chuẩn bị đưa người lên mặt trăng, nhưng sứ mệnh này cũng đã kết thúc với một chuyến trở lại không kiểm soát.

Tên lửa Long March 5B được đưa vào không gian vào ngày 5 tháng 5 năm 2020 và rơi xuống Trái đất vài ngày sau đó, ngay ngoài khơi bờ biển Tây Phi.

Việc này đã được xác nhận bởi Phi đội Kiểm soát Không gian 18, một đơn vị của Không quân Mỹ chuyên theo dõi các mảnh vỡ không gian trên quỹ đạo Trái đất.

Lực lượng này nói điều đáng chú ý không chỉ về kích thước của tên lửa mà còn là phạm vi khu vực lao xuống không kiểm soát của nó.

Trước khi rơi xuống vùng biển ngoài khơi bờ biển phía tây Mauritania, lõi tên lửa đã bay qua thành phố Los Angeles và New York.

Cập nhật: 05/05/2021 Theo Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video