Tên lửa không gây thương vong ra đời

Thuốc nổ mang đến sức công phá cho tên lửa, song một loại hỏa tiễn mới của quân đội Mỹ lại hạ gục mục tiêu bằng sóng điện từ.

Những quân đội hiện đại cần rất nhiều thiết bị điện tử để phát hiện kẻ thù, phối hợp hành động của các đơn vị và dẫn đường cho vũ khí.

Để vô hiệu hóa những thiết bị điện tử quân sự, người ta cần những máy bay phức tạp để gây nhiễu hoặc tiêu diệt những người vận hành thiết bị điện tử. Nhưng trong tương lai, binh sĩ có thể bắn một quả tên lửa vi sóng để vô hiệu hóa thiết bị điện tử của đối phương mà không gây thương vong cho người. Đó là loại vũ khí mà không quân Mỹ và tập đoàn sản xuất máy bay Boeing vừa công bố, Innovation News Daily đưa tin.


Một tên lửa đạn đạo liên lục địa được phóng tại
Mỹ vào năm 2010. (Ảnh: Innovation News Daily)

Loại tên lửa mới đã chứng tỏ khả năng phóng hàng loạt đợt sóng và tiêu diệt nhiều mục tiêu trong thử nghiệm đầu tiên tại một căn cứ không quân của Mỹ. Những thử nghiệm tiếp theo sẽ chứng tỏ khả năng phá hoại các thiết bị điện tử bằng vi sóng. Do vi sóng từ tên lửa có năng lượng lớn, nó có thể đốt cháy những hệ thống phòng không phức tạp nhất, các trung tâm chỉ huy, phi cơ phản lực và máy bay không người lái.

“Thử nghiệm này đặt nền tảng cho sự ra đời của một loại vũ khí không gây thương vong nhưng cực kỳ hiệu quả”, Keith Coleman, người quản lý dự án chế tạo tên lửa vi sóng của hãng Boeing, phát biểu.

Có lẽ tên lửa vi sóng không giúp quân đội Mỹ trong cuộc chiến chống phiến quân tại Afghanistan, song chúng có thể trở nên hữu dụng hơn trong những tình huống giống như cuộc chiến tại Libya, nơi máy bay và tên lửa của liên quân quốc tế tấn công vào những mục tiêu quân sự của lực lượng Moammar Gadhafi, đồng thời cố gắng giảm thiểu thương vong cho dân thường. Thậm chí chúng còn có thể hạ gục nhiều phi cơ không người lái và có người lái của đối phương trước khi các phi cơ cất cánh. Hiện chưa rõ chúng có thể tấn công phi cơ đang bay hay không.

Vi sóng (hay sóng vi ba) là loại sóng điện từ có bước sóng siêu ngắn (tức tần số siêu cao). Chúng được tạo ra bởi các bộ dao động điện từ có tần số siêu cao.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video