Thằn lằn dạo chơi trên mặt nước

Loại thằn lằn hai mào có tên khoa học là Basiliscus Plumiofrons hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Chúng sống trên cây và các bụi rậm gần rìa sông, đầm lầy, loại thằn lằn này thuộc họ nhà giông túi (bisilisk)

Trong môi trường cây xanh rậm rạp, màu xanh trên da chúng trở thành thứ rất đắc lực để  ngụy trang khỏi kẻ thù và con mồi. Giông túi rất thích ăn côn trùng, ốc sên, cá, ếch nhái và thằn lằn nhỏ, có khi ăn cả hoa va trái cây. Khi bị đe dọa, nó sẽ nhấc cao hai chân sau bỏ chạy với tốc độ cực nhanh, vả ở trên cây lẫn băng qua những vùng nước rộng vừa phải.

Loài giông túi có khả năng đặc biệt là "chạy trên nước" nên nó còn tận dụng kỹ thuật này để kiếm và bắt mồi.  Do có khả năng đó nên con giông lạ lùng này được người dân địa phương gọi là "thằn lằn Chúa trời".

Đến mùa sinh sản, con cái đẻ khoảng 20 trứng. Loại giông túi này có màu da xanh tươi với những chấm nâu hoặc xanh đậm chạy dọc theo hai bên thân thể. Trên đầu con đực, ở giữa sống lưng và kể cả trên đuôi, có những cái mào trông rất lạ. Mào cũng có đốm

Thằn lằn Chúa trời phân bố ở Nicaragua, Costa Rica và Panama (Trung Mỹ)

H.T (Theo thế giới sinh vật lạ)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video