Thành công khôi phục thị lực ở chuột nhờ liệu pháp gene

Hi vọng trong tương lai có thể chữa khỏi bệnh mất thị lực ở người ngày càng tăng sau khi một nhóm các nhà khoa học thành công khôi phục thị lực của chuột, nhờ sử dụng kĩ thuật liệu pháp gene cải tiến mới.

Một nhóm các nhà khoa học Mỹ đến từ Viện Sức khỏe Quốc gia đã dùng liệu pháp tiêm gene để lập trình lại các tế bào võng mạc không nhìn được, và sau đó dùng chúng để thay thế các tế bào que nhạy sáng bị tổn thương.


Liệu pháp tiêm gene mới giúp khôi phục thị lực ở chuột.

Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu thành công thay thế các tế bào võng mạc bị thương tổn, đưa tới hi vọng rằng một ngày nào đó trong tương lai gần, quá trình tương tự có thể áp dụng cho con người.

Nghiên cứu chứng minh rằng có thể phục hồi các tế bào nhạy sáng đã mất ở mắt, bằng cách đặt một gene vào các tế bào võng mạc và sử dụng nó để định hướng lại chúng. Phương pháp này cho phép chuột lấy lại thị lực sau khoảng sáu tuần.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu, chỉ có các tế bào que được khôi phục, mang lại tầm nhìn ở chế độ ánh sáng yếu.

Nhưng các nhà nghiên cứu hi vọng việc giữ gìn được các tế bào que cũng sẽ bảo vệ các tế bào nón, một dạng tế bào võng mạc khác cần thiết cho thị lực.

Tiến sĩ Bo Chen, một trong những nhà nghiên cứu, cho biết: “Đây là một cơ chế hồi phục tế bào rất mạnh. Điểm mạnh chính của nghiên cứu là nó có thể áp dụng cho phổ bệnh thoái hóa võng mạc rộng hơn. Nếu phương pháp này hiệu quả, nó có thể biến đổi phương pháp chúng ta điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh võng mạc và có thể học cách chữa trị các dạng bệnh về mắt khác như cườm nước”.


Nếu phương pháp này hiệu quả, nó có thể thay đổi phương pháp chúng ta điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh võng mạc.

Tiến sĩ Chen bổ sung rằng mắt người có cùng cấu trúc chủ yếu, dù quá trình này chưa thể thực hiện ở người được.Ông giải thích: “Cấu trúc cơ bản vẫn còn đó. Nhưng vì một vài lí do, nó bị cấm”.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu cá vằn như một phần của cuộc điều tra, chúng có khả năng biến đổi các tế bào thần kinh võng mạc thành các tế bào que quan trọng.

Helen Lee, đến từ Viện Người Mù Toàn quốc Hoàng gia rất hoan nghênh tin tức này: “Rõ ràng nghiên cứu này vẫn còn ở giai đoạn mới chớm đầu. Nhưng đến một lúc nào đó trong tương lai, phương pháp điều trị tế bào gốc có lẽ sẽ trở thành một trong những phương pháp điều trị cho các bệnh về mắt đe dọa đến thị lực”.

Nếu quá trình này có thể tiến hành trên người, với các tế bào que mới được tạo ra, nó có thể mang lại thị lực cho nhiều người bẩm sinh đã mù hoặc khôi phục lại thị lực cho những người khác.

Cập nhật: 21/08/2018 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video