Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Thành phố Potosi của Bolivia là Di sản văn hóa thế giới xếp trong danh sách những di sản có nguy cơ bị đe dọa.
Thực tế di sản này mới được đưa vào danh sách những di sản có nguy cơ bị đe dọa trong phiên họp lần thứ 38 của Ủy Ban Di sản thế giới được tổ chức tháng 6 vừa qua. Trước đó, di sản này xếp trong danh sách di sản văn hóa thế giới.
Thành phố Potosi của Bolivia được thành lập năm 1545. Ngay từ khi mới thành lập, Potosi đã sớm trở thành thành phố giàu có bởi nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào tại đây. Nằm trên những ngọn núi cao, mà ở đó quạng bạc và quạng thiếc có khối lượng lớn, thành phố Potosi vì thế được gọi là "kho tiền". Núi đá lớn nhất tại khu vực này là núi Cerro Rico, đây cũng là ngọn núi có số lượng quặng được khai thác lớn nhất kể từ khi thành lập Potosi tới nay. Theo tính toán thì có đến 45.000 tần bạc nguyên chất đã được khai thác tại núi Cerro Rico ở Potosi trong khoảng thời gian từ năm 1556 tới năm 1783. Hơn 9.000 tấn trong số đó được chuyển tới Tây Ban Nha. Do lợi nhuận cao, việc khai thác quặng bạc ngày càng được mở rộng, kéo theo đó là tình trạng sụt giảm độ cao của núi và những ảnh hưởng tới khu vực xung quanh.
Mặc dù vậy, việc khai thác quặng tại đây vẫn được tiến hành và không hề có thời gian gián đoạn hay dấu hiệu giảm bớt. Tới năm 1800, các mỏ bạc cạn kiệt, người ta chuyển sang khai thác thiếc và tiếp tục đào bới liên tục tại các núi đá trong thành phố.
Vào thế kỷ thứ 16, thành phố Potosi với các khu khai thác quặng được coi là khu công nghiệp lớn nhất trên thế giới. Sự giàu có của thành phố cũng được thể hiện qua nhiều công trình kiến trúc có giá trị mà một số công trình đó cho đến nay vẫn còn tồn tại.
Năm 1987, cụm các công trình trong thành phố Potosi gồm: Di tích công nghiệp trên núi Cerro Rico, Nhà thờ San Lorenzo, Một số dinh thự của giới quý tộc, Các khu nhà ở của công nhân mỏ...đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Ngoài danh hiệu mà Unesco công nhận, Potosi còn được biết đến là một trong tám thành phố cao nhất thế giới. Potosi có độ cao trung bình trên 4.000 so với mặt nước biển bởi nó được hình thành trên các dãy núi.
Đối với các Di sản thế giới được Unesco công nhận đều cần cam kết thực hiện theo Công ước Di sản năm 1972, theo đó các quốc gia sở hữu di sản có trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản. Mặc dù vậy, kể từ khi được công nhận, tình trạng khai thác quặng tại Potosi không giảm. Điều này đã làm ảnh hưởng tới môi trường cảnh quan chung của toàn khu vực, đồng thời là mối đe dọa với những di tích còn lại hiện nay. Điều nghiêm trọng nhất là nguy cơ sụp đổ của núi Cerro Rico đang bị đầy lên quá giới hạn cho phép.
Unesco đã có những cảnh báo với chính phủ Bolivia cũng như chính quyền thành phố Potosi song thực trạng này vẫn không thay đổi hay có dấu hiệu thuyên giảm. Chính vì thế, trong ngày họp thứ 3 tại phiên họp lần thứ 38 của Ủy Ban di sản thế giới, Unesco đã quyết định xếp Thành phố Potosi vào Danh sách những di sản có nguy cơ bị đe dọa. Việc này là động thái nhằm kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế trong công tác bảo tồn di sản đồng thời là lới nhắc nhở đối với quốc gia sở hữu di sản. Thông thường theo quy định của Unesco, các di sản khi bị đưa vào danh sách nguy hiểm thì quốc gia sở hữu di sản đó phải cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ di sản trước những mối đe dọa. Sau 05 năm, Unesco sẽ tiến hành đánh giá kết quả các hoạt động của quốc giá đó, nếu như không đạt yêu cầu nhiều khả năng Di sản sẽ bị thu hồi danh hiệu.
Khu vực trung tâm thành phố với những công trình cổ được xây dựng từ thế kỷ 16,17 còn lại cho đến nay.
Thành phố Potosi của Bolivia được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii),(iv)(vi). Mặc dù đã được đưa vào danh sách di sản có nguy cơ bị đe dọa nhưng dấu hiệu khai thác mỏ tại di sản này vẫn chưa hề giảm bớt. Trong tháng 8 vừa qua, trong quá trình khai thác mỏ, công nhân đã tình cờ phát hiện xương người. Khi tiếp tục đào sâu thêm một ngôi một tập thể với gần 500 bộ xương đã được tìm thấy. Điều này ngay lập tức đã nhận được sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là các nhà khảo cổ học trên thế giới. Có nhiều giả thuyết đã được đặt ra như: khả năng về một biến cố lịch sử gì đó xảy ra nơi đây mà giờ chưa có lời giải đáp, cũng có thể đây là hài cốt của những công nhân khai thác mỏ từ xa xưa bị chôn vùi vì sập hầm lò. Tuy đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác về ngôi mộ tập thể này nhưng điều này càng tăng thêm sức hấp dẫn, bí ẩn cũng như tầm quan trọng của di sản đặc biệt này tại Bolivia.