Thể khảm đa bội - khi người anh em song sinh tồn tại bên trong chính cơ thể bạn

Nếu bạn có những mảng da màu kích thước lớn, hay hai màu mắt, và thậm chí là hai nhóm máu khác biệt, hãy mau chóng đi khám để có chẩn đoán chính xác nhé.

Các cặp sinh đôi thường cảm thấy có những mối liên kết đặc biệt. Nhưng đối với Taylor Muhl, cô ca sĩ người California được đề cập tới trong bài viết này, sự liên kết ấy còn đặc biệt hơn nữa, khi người chị em song sinh với cô tồn tại... bên trong chính cơ thể cô.


Người có hai màu mắt cũng là một thể khảm.

Tình trạng này còn được biết đến với cái tên thể khảm, tức là trong cơ thể cô có 2 dòng ADN, mỗi dòng với loại gene quy định một cơ thể khác nhau. Tình trạng hi hữu này có thể xảy ra trong quá trình phát triển của bào thai. Ở trường hợp của Muhl, cô nói mình đã hấp thụ người chị em sinh đôi của mình khi còn nằm trong bụng mẹ.

Lời giải thích này có vẻ khá phù hợp để giải đáp cho vết bớt lớn trên người cô. Một nửa thân của cô có màu da khác so với bên còn lại - kết quả của dòng ADN người chị em sinh đôi của cô.

Taylor Muhl chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất thoải mái và tự do vì lần đầu trong đời tôi hiểu được lí do tại sao 2 nửa thân mình lại khác nhau. Trước đó, các bác sĩ chỉ chẩn đoán đó chỉ là một vết bớt. Nhưng lời giải thích về chị em sinh đôi của tôi thực sự có ý nghĩa”.

Cơ thể của Taylor Muhl là một thể khảm đa bội. Tiến sĩ Brocha Tarshish, nhà di truyền học lâm sàng tại Bệnh viện Nhi Nicklaus tại Miami, chia sẻ: “Tình trạng này xảy ra thông qua việc thụ tinh hai trứng riêng biệt với hai tinh trùng, tiếp theo là sự kết hợp của hai ở giai đoạn phôi nang hoặc phôi hoa, tạo thành một cơ thể tồn tại 2 dòng tế bào khác nhau. Hiện tượng này xảy ra ở giai đoạn rất sớm của thời kỳ phôi thai”.


Hiện tượng này xảy ra ở giai đoạn rất sớm của thời kỳ phôi thai.

Hầu hết các ca thể khảm ở người rất khó được chẩn đoán chính xác. Đã có một nghiên cứu về vấn đề này được tiến hành vào năm 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu thiếu những xét nghiệm cận lâm sàng thì việc các bác sĩ lâm sàng có thể phát hiện và chẩn đoán ra thể khảm dường như là không thể. Nhưng với một số trường hợp đặc biệt như những mảng da khác màu, hay là 2 mắt khác màu,... có thể giúp cho việc chẩn đoán của các bác sĩ lâm sàng trở nên dễ dàng hơn. Một số trường hợp thể khảm ở người còn có 2 nhóm máu khác nhau.

Tiến sĩ Tarshish chia sẻ: “Rất khó để biết được tình trạng thể khảm của mỗi trường hợp sẽ biểu hiện như thế nào, mô nào trên cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhưng hầu hết một bộ gen sẽ chiếm ưu thế hơn và biểu hiện ra ngoài nhiều hơn chứ không chia đều 50-50”.

Các trường hợp sinh đôi khác giới, cơ quan sinh dục trong và ngoài của người này có thể sẽ bị ảnh hưởng lớn, có thể gây nên tình trạng lưỡng tính.

Với trường hợp Taylor Muhl, các bác sĩ đã giải thích rằng cơ thể cô có 2 hệ miễn dịch và 2 dòng máu khác biệt, đến từ 2 dòng ADN khác biệt.

Ngoài ra cô Muhl cũng chia sẻ thêm về việc cơ thể mình phản ứng lại ADN “ngoại lai” từ người chị em sinh đôi. Cô cũng có tình trạng dị ứng với một số loại thực phẩm, thuốc men, chất bổ sung, đồ trang sức và côn trùng.


Nhìn chung, đây cũng là một hiện tượng rất hiếm gặp.

Muhl được chẩn đoán là thể khảm từ năm 2009, nhưng cho đến năm ngoái cô mới công khai tình trạng của mình. Hiện tại, cô đang sống vui vẻ và năng động để cơ thể luôn sẵn sàng đối phó với tình trạng của chính bản thân mình.

Tiến sĩ Tarshish cho biết: “Có thể còn rất nhiều thể khảm trong số chúng ta chưa được phát hiện ra vì việc chẩn đoán lâm sàng còn hạn chế. Nhưng nhìn chung, đây cũng là một hiện tượng rất hiếm gặp”.

Trước đây, đã có nhiều trường hợp thể khảm ở người được phát hiện. Năm 2002, một tờ báo hình sự đưa tin về một phụ nữ tên là Karen Keegan. Khi có chỉ định ghép thận, bà đã khiến các bác sĩ vô cùng bối rối khi các xét nghiệm của bà và 3 đứa con đều chứng tỏ rằng bà không phải là mẹ đẻ của con mình. Rút cuộc, các bác sĩ đã phát hiện ra bà Karen là một cơ thể thể khảm với bộ ADN tế bào máu khác với những tế bào khác trong cơ thể.

Cập nhật: 19/03/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video