Theo dấu tôm pandan

Một nghiên cứu mới của trường đại học Leicester tiết lộ các loài cá có thể dùng tôm pandan để tìm những nguồn thức ăn bổ béo nhất. Nghiên cứu về các kiểu hành vi của cá gai đã chứng minh cho sự việc này. Cá gai dùng tôm pandan để xác định nơi ở tốt nhất, nhưng tôm pandan dường như lại không có năng khiếu sử dụng cá gai cho lợi ích của mình.

Nghiên cứu của khoa Sinh Học, trường đại học Leicester - thực hiện bởi Mike Webster (hiện thuộc học viện St Andrews), Ashley Ward và Paul Hart - được xuất bản trên tờ Proceedings of the Royal Society.

Giáo sư Hart nói: “Đôi khi chúng ta nhìn vào công việc của người khác, và không biết nên làm gì tiếp theo. Chuyện đó là rất bình thường. Một trong những lợi ích của việc sống theo quần thể xã hội như loài người chúng ta chính là việc nhờ những người tài giỏi hơn giúp đỡ để thành công khi chúng ta không chắc chắn về một vấn đề nào đó. Nhiều người cho rằng văn hoá loài người phát triển là nhờ con người biết quan sát và bắt chước hành động của nhau”.

(Ảnh: Lancashiremcs.org.uk)
Đi sâu vào thế giới động vật chúng ta mới thấy hành vi của động vật là tiền thân cho những hành vi của con người. Có khác chăng những hành vi đó không được hoàn thiện như chúng ta nhưng đều cùng nhằm giải quyết vấn đề tồn tại và kiếm đủ thức ăn.

“Chúng tôi phát hiện ra một điều thú vị là cá gai có thể sử dụng loài khác để tìm nơi ở thích hợp cho mình. Chúng thường xuất hiện bên cạnh tôm pandan ở vùng nước lợ cửa sông, khá nông có lẫn cỏ.”

Lạ lùng ở chỗ, những con cá gai dựa vào sự xuất hiện của những con tôm pandan sống trong môi trường giống như chúng để xác định nơi ở. Nếu một con cá gai phải lựa chọn đi theo đàn tôm có cùng điều kiện sống với nó hay đi theo một đàn khác có môi trường sống khác, nó chắc chắn sẽ quấn quít bên cạnh đàn tôm gần gũi với nó hơn.

“Một thí nghiệm khác đã chứng minh lựa chọn này còn có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề kiếm tìm thức ăn. Hãy so sánh khi một đàn tôm pandan quen thuộc với môi trường sống, và một đàn tôm lạ đều bơi cùng đám rận nước. Chú cá gai đi cùng chỉ có thể nhìn mà không thể bắt, nhưng số lần “tấn công” những con rận gần nhất nhiều hơn khi đi cùng đàn tôm quen thuộc. Chọn đi cùng với đàn tôm pandan đã gẫn gũi với môi trường sống không chỉ ảnh hưởng đến đường đi lối lại của cá gai, mà còn ảnh hưởng đến nơi kiếm tìm thức ăn và thậm chí cả chuyện nó sẽ làm mồi cho con cá nào nữa.”

Ngược lại tôm pandan không thể sử dụng cá gai để tìm nơi ăn chốn ở. Chúng lại bị những con tôm khác có cùng môi trường sống lôi cuốn chứ không phải cá gai. Kết quả là mối quan hệ giữa các loài trở nên không đối xứng. Loài cá gai khai thác thông tin từ tôm pandan, còn tôm pandan cùng với những tín hiệu hoá học trở thành kẻ dẫn đường cho cá gai đến nơi phù hợp nhất.

Kết quả này đã minh hoạ tính phức tạp trong mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái.

Giáo sư Hart nói thêm: “Chúng tôi vẫn nghĩ động vật chủ yếu “giao tiếp” với đồng loại của chúng và “phớt lờ” những loài khác. Nhưng nghiên cứu này đã chứng minh một điều: Cũng giống như con người, động vật có rất nhiều mối quan hệ với loài khác để tạo nên một mạng lưới đa dạng không chỉ dựa trên quan hệ động vật săn mồi và con mồi. Hệ sinh thái cũng chứa đựng trong nó những mạng lưới thông tin quan trọng mà những cá thể với khả năng phân loại đặc biệt có mối quan hệ đa chiều có lợi cho ít nhất một bên”.

Trà Mi (Theo Physorg.com)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video