Thí nghiệm đặc biệt kéo dài đến 500 năm và chúng ta đã có kết quả đầu tiên

Một thí nghiệm kéo dài đến nửa thiên niên kỷ, bạn có tưởng tượng ra không?

Bạn đã bao giờ tưởng tượng được một thí nghiệm kéo dài đến 500 năm chưa? Vậy mà có thật đấy! Năm 2014, các chuyên gia từ ĐH Edinburg đã bắt đầu một thí nghiệm với tổng thời gian dự kiến là... 500 năm. Có nghĩa khi thí nghiệm đi được 1/4 quãng đường, các thành viên trong đội cũng "lên trên" cả rồi.

Trong cộng đồng khoa học, chúng ta từng có những thí nghiệm kéo dài hàng năm trời, thậm chí có thí nghiệm đã bắt đầu từ cách đây 100 năm. Đó đều là những thí nghiệm dành cho các thế hệ sau kế tục, không phải để tạo ra thành quả cho khoa học hiện hành. Có điều, tất cả đều chẳng là gì so với thí nghiệm lần này của các nhà khoa học từ ĐH Edinburg cả.


Các chuyên gia đã làm khô hơn 400 ống nghiệm vi khuẩn Bacillus rồi lưu giữ và tái nghiên cứu sau 1/2 thiên niên kỷ.

Cụ thể, các chuyên gia đã làm khô hơn 400 ống nghiệm vi khuẩn Bacillus (còn gọi là trực khuẩn cỏ khô), sau đó lưu giữ và tái nghiên cứu sau 1/2 thiên niên kỷ. Khuẩn được sấy khô sẽ trở thành dạng giống như phấn hoa. Ở thời điểm thích hợp, họ sẽ có những phương pháp để "chữa" lại ADN trong vi khuẩn, hồi sinh chúng rồi đưa ra tiếp tục nghiên cứu.

Nhưng tại sao họ phải làm vậy? Nguyên nhân đến từ khả năng sinh tồn của vi khuẩn: một số loài có khả năng tồn tại sau khi bị đóng băng hoặc mất nước, sau đó hồi sinh khi gặp điều kiện thích hợp. Đây là vấn đề khá quan trọng, nhất là khi lớp băng vĩnh cửu ở 2 cực đang dần tan chảy.

Tuy nhiên, không phải toàn bộ số mẫu khuẩn sẽ phải chờ đến 500 năm mới đưa ra nghiên cứu. Trên thực tế thì trong vòng 24 năm đầu tiên, mỗi 2 năm các chuyên gia sẽ lấy một mẫu ra để xem chúng thay đổi thế nào qua thời gian. Sau đó, tần suất sẽ được đẩy lên thành mỗi 25 năm cho đến khi chu kỳ nghiên cứu 500 năm kết thúc.

Bởi vậy ngay cả khi có thảm họa hoặc tai nạn gì đó ngăn không cho nghiên cứu được hoàn thành, các dữ liệu thu được vẫn rất có giá trị.

Được biết, lần mở 3 lọ ống nghiệm đầu tiên đã xảy ra vào năm 2016, nhưng gần đây kết quả mới được công bố trên tạp chí khoa học PLOS ONE. Họ đã so sánh với các mẫu vi khuẩn được lưu trữ ở các điều kiện khắc nghiệt hơn trong cùng một khoảng thời gian. Kết quả, ở nhiệt độ -80ºC không có gì khác biệt, nhưng sau 1 năm trong điều kiện hút chân không, chỉ 18% còn sống sót.


Bất chấp việc được làm khô trong vòng 2 năm, vi khuẩn chỉ mất vài giờ để sống lại sau khi tiếp xúc với nước

Với các vi khuẩn phải "dậy sớm" trong nghiên cứu kéo dài 500 năm này, 86% còn sống sót. Chúng còn được thử nghiệm thời gian sinh tồn sau khi tiếp xúc với tia X, tia cực tím, oxy già và nhiệt độ cao. Thậm chí, họ còn mô phỏng lại nhiệt độ và điều kiện trên sao Hỏa, để xem khả năng tồn tại của vi khuẩn đến đâu.

Ý tưởng của thí nghiệm này xuất phát từ sự kiện một loài vi khuẩn tồn tại trong một lon thịt hộp cách đây 100 năm đã sống lại sau đó. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy một số vi khuẩn có trong tinh thể muối cách đây 250 triệu năm dưới dạng phấn khô. Tất cả khiến cho tiến sĩ Ralff Möller - chủ nhiệm nghiên cứu tin rằng thí nghiệm sau đây 500 năm sẽ cho nhiều thông tin thú vị.


Ý tưởng của thí nghiệm này xuất phát từ sự kiện một loài vi khuẩn tồn tại trong một lon thịt hộp cách đây 100 năm đã sống lại sau đó.

Vấn đề khó nhất của nghiên cứu là làm sao để các thế hệ sau kế tục và hiểu được mình phải làm gì. Bởi lẽ sau này, tần suất mở ống nghiệm sẽ là 25 năm/lần, dẫn đến việc theo dõi sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Việc để lại hướng dẫn cũng vô ích nếu không ai có thể đọc chúng. Như câu chuyện của một dự án năm 1994 chẳng hạn: bản hướng dẫn được lưu trong một cái đĩa mềm, mà giờ thì chẳng ai dùng đầu đọc đĩa mềm nữa rồi.

Möller cho biết ông đã để lại một bản hướng dẫn vào trong các USB, nhưng đòi hỏi các thế hệ sau phải tiếp tục lưu trữ nó ra các thiết bị mới hơn, tránh biến nó trở thành lạc hậu. Đồng thời, cần phải phiên dịch nó ra nhiều ngôn ngữ, bởi chúng ta sẽ chẳng thể tưởng tượng được năm 2514 xã hội sẽ như thế nào.

Cập nhật: 31/01/2019 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video