Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Thị trấn cổ Lamu của Kenya là Di sản Văn hóa thế giới năm 2001.
Lamu là thành phố cổ lâu đời nhất ở Kenya, thành phố nằm trên bờ biển phía đông của châu Phi, gần biên giới Somalia. Thành phố này được coi là thiên đường du lịch tại Kenya, nơi đây có lịch sử với nhiều điều bí ẩn và là một thành phố vô cùng quyến rũ, với những con đường quanh co làm bằng đá từ thời Trung cổ.
Những con hẻm nhỏ là lối dẫn vào khu phố ngoằn ngèo, sâu hun hút. Kiến trúc nhà dân tại Lamu không quá cầu kỳ nhưng vẫn đủ để nhận thấy sự tinh tế của các công trình này. Hầu hết kiến trúc đô thị giống nhau với những tòa nhà bằng đá, cửa gỗ có sân bao quanh. Điều đặc biệt là có rất nhiều bức tường được làm bằng san hô. Kiến trúc thành phố cổ Lamu có nhiều ảnh hưởng của các nền văn hóa Châu Âu, Ả rập và Ấn Độ. Sự kết hợp này tạo nên một kiến trúc bản địa vừa cổ điển, sang trọng nhưng vẫn giản dị. Một nét đặc sắc nữa của đô thị cổ này là là các đường đi rất hẹp không đủ chỗ cho các phương tiện giao thông hiện đại, đó cũng là lý do mà cuộc sống ồn ào, náo nhiệt không thể xâm nhập vào đô thị cổ này. Và vì vậy, hình ảnh của Lamu vẫn nguyên vẹn như những ngày đầu mới thành lập, yên tĩnh, cổ kính, thơ mộng. Trải qua hàng trăm năm, cuộc sống nơi đây vẫn dường như không thay đổi là mấy.
Trong thế kỉ 14, Lamu là một thành phố cảng nhộn nhịp và sôi động tàu thuyền cập bến. Còn giờ đây, phương tiện đi lại vẫn đơn giản, nói chính xác hơn là thô sơ. Đa số lựa chọn cách đi bộ. Lừa được sử dụng như một phương tiện chuyên chở hạng nặng. Khi màn đêm buông xuống, thành phố được thắp sáng bằng đèn lồng. Cảnh sắc của Lamu khi màn đêm buông xuống vì thế mà trở thành một hình ảnh riêng không nơi nào có được.
Có lịch sử hơn 700 năm, thành phố cổ Lamu với nhiều công trình kiến trúc cổ còn khá nguyên vẹn trải rộng trên diện tích hơn 16ha. Cho đến nay, thành phố cổ này vẫn giữ khá nhiều được những kiến trúc từ thửa mới thành lập cách đây 700 năm. Quan trọng hơn nữa là tính toàn vẹn về văn hóa, xã hội của thành phố này đã được người dân duy trì, bảo tồn tốt. Hiện nay cư dân sống tại thành phố cổ Lamu vẫn duy trì tốt nếp sống được truyền qua nhiều thế hệ và những lễ hội truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm qua. Không như nhiều thành phố cổ trên thế giới khi đã qua thời hoàng kim sẽ dần thoái trào, kém phát triển, Lamu đã luôn luôn đông đúc, nhộn nhịp trong suốt 700 năm đã qua. Những cư dân nơi đây gìn giữ, bảo tồn và kế thừa truyền thống văn hóa đặc sắc của cha ông họ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách toàn vẹn nhất. Nếu đến thăm quan Lamu ngày hôm nay, du khách sẽ cảm cảm giác như lạc vào một thế giới khác bởi vẻ đẹp cổ kính, tĩnh lặng khác hẳn với thế giới hiện đại.
Nếu đến thăm quan thành phố cổ, du khách sẽ cảm thấy như đang bước vào một thế giới khác bởi thành phố vẫn giữ gần như nguyên vẹn những công trình kiến trúc cổ, quy hoạch đô thị và cả các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng từ 700 năm qua.
Sự hòa trộn của nhiều nền văn hóa Ả rập, Ba Tư, Ấn Độ kết hợp cùng yếu tố bản địa đã tạo nên màu sắc văn hóa vô cùng khác biệt cho vùng đất này. Màu sắc văn hóa đó không chỉ tác động đến kiến trúc mà còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, tôn giáo và cả những nghi thức, phong tục truyền thống trên đảo hay nói chính xác là tại thành phố cổ Lamu.
Vào thế kỷ 18 và 19, Lamu còn được coi là trung tâm tôn giáo quan trọng tại khu vực Đông và Trung Phi. Thời điểm đó thành phố xinh đẹp này thu hút rất đông các học giả, các nhà nghiên cứu tôn giáo tới tìm hiểu và nghiên cứu.
Thị trấn cổ Lamu của Kenya được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới theo các tiêu chi (ii),(iv),(vi).
Tiêu chí (ii): Kiến trúc và quy hoạch đô thị tại thành phố cổ Lamu thể hiện sự độc đáo của một nền văn hóa có sự ảnh hưởng từ nhiều nên văn hóa từ Châu Âu, tới Ả rập, Ấn Độ.
Tiêu chí (iv): Sự phát triển tại thành phố cổ Lamu trong suốt hàng trăm năm là một minh chứng quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Kenya.
Tiêu chí (vi): Ngoài yếu tố thương mại, lịch sử, thành phố cổ này còn nắm vai trò quan trọng là trung tâm tôn giáo tại miền Đông và Trung Phi.
Những con đường nhỏ không đủ chỗ cho bất kỳ phương tiện hiện đai nào do đó người dân tại Lamu vẫn chủ yếu sử dụng phương tiện di lại thô sơ là lừa hoặc đi bộ