Thiên thạch phát nổ trên trời gây động đất

Thiên thạch chưa rõ kích thước lao qua bầu trời Bali, để lại vệt sáng trong khoảng 20 giây và gây ra rung chấn nhẹ.

Người dân tại Buleleng, đảo Bali, nghe thấy tiếng nổ lớn sáng hôm 24/1. Tiếng nổ đi cùng với vệt sáng dài trên bầu trời, dấu hiệu cho thấy một thiên thạch tiến vào khí quyển. Viện Vũ trụ và Hàng không Quốc gia Indonesia (LAPAN) cũng xác nhận một thiên thạch lao qua bầu trời và gây ra tiếng nổ lớn.


Thiên thạch lao qua bầu trời Chelyabinsk, Nga, năm 2013.

LAPAN cho biết, vệt sáng trên trời xuất hiện trong khoảng 20 giây. Trạm theo dõi tại thị trấn Singaraja, Bali, của Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa Vật lý Indonesia (BMKG) ghi nhận trận động đất mạnh 1,1 độ xảy ra sau khi thiên thạch phát nổ.

Các nhà thiên văn cho rằng có thể vụ nổ mạnh đến mức sóng xung kích từ đó đã gây ra rung chấn nhẹ. Liên đoàn Thiên văn Quốc tế (IAU) sẽ phân tích các báo cáo để xác định kích thước và tốc độ của thiên thạch.

Đây không phải lần đầu tiên thiên thạch phát nổ trên trời gây ảnh hưởng tới mặt đất, nổi tiếng nhất là sự kiện một thiên thạch đường kính 20 m lao qua bầu trời Chelyabinsk, Nga, năm 2013. Thiên thạch này nổ tung trên cao, giải phóng năng lượng mạnh gấp 20 - 30 lần bom nguyên tử thả xuống Hiroshima. Nó gây ra rung chấn mạnh tương đương một trận động đất 4,2 độ Richter, theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).

Cập nhật: 01/02/2021 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video