Sự kiện đại tuyệt chủng có thể khiến xác khủng long văng lên tận... Mặt trăng

  •  
  • 1.911

Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, sự kiện đại tuyệt chủng cuối kỷ Creta có thể khiến xác khủng long văng lên đến tận Mặt trăng và sao Hỏa. Rất có thể, nếu tìm kiếm kỹ càng, chúng ta sẽ phát hiện xương của chúng trên 2 hành tinh này.

Cách đây khoảng 65 triệu năm trước, một thiên thạch rộng khoảng 10km đã lao với tốc độ siêu nhanh xuống Trái đất và gây ra sự kiện đại tuyệt chủng cuối kỷ Creta. Ngoài ra, sự kiện này còn được gọi là Chicxulub và cái hố va chạm có đường kính rộng hơn 180km.

Các hóa thạch của khủng long được tìm thấy thường khó giữ được nguyên vẹn.
Các hóa thạch của khủng long được tìm thấy thường khó giữ được nguyên vẹn. (Ảnh minh họa).

Với sức phá hủy đáng sợ đó, thiên thạch này đã khiến 17% số họ, 50% số chi, 75% số loài bị tuyệt chủng và chấm dứt thời kỳ thống trị của loài khủng long. Tuy nhiên, nó lại mở ra con đường cho sự phát triển của nhiều loài động vật có vú, chim, bò sát.

Cho tới ngày nay, các hóa thạch của khủng long được tìm thấy thường khó giữ được nguyên vẹn. Mặc dù một số ít vẫn còn giữ đủ các kết cấu cần thiết, song đó chỉ là những hóa thạch nằm sâu trong lớp đá dày hoặc băng đá.

Theo các nhà khoa học, con người có thể tìm thấy hóa thạch, xương khủng long không chỉ ở Trái đất mà còn ở trên Mặt trăng hoặc sao Hỏa. Bởi vì, việc thiên thạch khổng lồ va chạm với Trái đất có thể khiến một số ít khủng long văng lên tới tận 2 hành tinh này.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cần phải biết rằng, nếu một vật thể đủ lớn và nhanh va chạm với một vật thể khác lớn hơn như thiên thạch rộng 10km va chạm với Trái đất thì có thể tạo ra các mảnh vỡ nhỏ đạt vận tốc 11,2km/s và đưa chúng thoát khỏi định luật vạn vật hấp dẫn bay ra ngoài bầu khí quyển Trái đất. Điều này đồng nghĩa với việc, hoàn toàn có khả năng một số ít khủng long sẽ bị đẩy văng ra không gian nếu ở cự ly gần chỗ va chạm.

Dù đa phần sẽ rơi trở lại Trái đất, nhưng một số ít khác có thể sẽ bị cuốn ra không gian rồi rơi vào các vệ tinh, Mặt trăng và sao Hỏa. Ngoài ra, cũng cần phải biết rằng, ở thời điểm cách đây khoảng 65 triệu năm trước, Mặt trăng ở gần Trái đất hơn so với hiện tại rất nhiều. Vì vậy, có thể chỉ trong vòng ít giây, xác của một số khủng long có thể rơi trên Mặt trăng.


Hố va chạm của thiên thạch khổng lồ trên bề mặt Trái đất.

Trong cuốn sách The Ends of the World của mình, nhà thiên văn Peter Brannen đã giải thích rằng: “Thiên thạch đâm vào Trái đất di chuyển với tốc độ khủng khiếp đến mức khi tiểu hành tinh va chạm với Trái đất, trên bầu trời nơi lẽ ra phải có không khí, nhưng đá đã đục một lỗ chân không ngoài vũ trụ trong bầu khí quyển. Khi các vật thể lao vào để đóng lỗ này, khối lượng khổng lồ của Trái đất bị đẩy vào quỹ đạo và xa hơn nữa - tất cả diễn ra chỉ trong vòng một hoặc hai giây sau khi va chạm”.

Cập nhật: 27/01/2021 Theo Tiền Phong
  • 1.911