Thiên thạch tấn công Mặt trăng

Một thiên thạch có đường kính 12cm đã lao xuống Mặt trăng, tạo ra hố rộng 3m và sâu 0,4m. Vụ va chạm này được ghi nhận vào ngày 7/11 và vừa được nhóm Môi trường vũ trụ thuộc Trung tâm bay Marshall, NASA, công bố.

Mô phỏng vụ va chạm

Vụ va chạm đã tạo ra chớp sáng mờ hơn cả ngôi sao mờ nhất mà một người có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Độ sáng của vụ va chạm chỉ tương đương với một ngôi sao có độ sáng biểu kiến bằng 7.  Khả năng đó là chớp sáng của một vệ tinh đang di chuyển đã bị loại trừ.

Robert Suggs, trưởng nhóm, và nhà thiên văn Bill Cooke đã kiểm tra các bản đồ sao và dùng phần mềm chụp ảnh Mặt trăng.

Kết quả là họ đã xác định được thiên thạch trên chắc chắn là Taurid - một phần của một trận mưa sao băng hàng năm. Trận mưa này xuất hiện vào thời điểm va chạm và các chuyên gia cho rằng trận mưa này là những mẩu còn lại của sao chổi Encke.

Công việc nghiên cứu trên rất được quan tâm vì NASA dự định trở lại Mặt trăng. Cơ quan này cần hiểu rõ các vụ va chạm của Mặt trăng với thiên thạch để bảo vệ những nhà thám hiểm tương lai cũng như các căn cứ trên đó. Khí quyển Trái đất làm bốc hơi phần lớn các thiên thạch nhỏ, tạo ra một chớp sáng ngắn ngủi. Tuy nhiên, chẳng có gì ngăn cản các thiên thạch trước khi chúng lao xuống Mặt trăng.

Minh Sơn (Theo Space)

Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video