Thiên thạch “tiêu diệt khủng long” chỉ bằng một nửa so với dự đóan?

Ngôi sao băng xóa sổ lòai khủng long có lẽ chỉ to bằng một nửa so với những dự đóan trước đây.

Đó là kết quả tìm kiếm mới nhất của phương pháp đang được phát triển để đánh giá kích thước những tác nhân thuộc thế giới cổ đại. Những tác nhân này để lại rất ít hoặc hầu như không bằng chứng vật lý nào sau khi va chạm với Trái Đất.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phương pháp dùng các dấu vết hóa học trong nước biển và trầm tích trong lòng đại dương để nghiên cứu tác động tới việc diệt chủng lòai khủng long xuất hiện vào cuối kỉ creta (hay kỉ phấn trắng) khoảng 65 triệu năm về trước. Họ cũng xem xét hai tác động vào cuối kỉ nguyên Eoxen, vào khoảng 33,9 triệu năm trước.

Dự đóan mới cho rằng thiên thạch tiêu diệt lòai khủng long chỉ có đường kính khoảng từ 2,5 đến 3,7 dặm (từ 4 – 6 km). (Ảnh: Don Davis/NASA)

Dự đóan mới cho rằng thiên thạch tiêu diệt lòai khủng long chỉ có đường kính khoảng từ 2,5 đến 3,7 dặm (từ 4 – 6 km). Điều này có thể sẽ gây ra một sự khó xử lớn trong giới khoa học. Các mô hình máy tính gần đây nhất đã dự đóan kích thước của thiên thạch này là từ 9 đến 12 dặm (tương đương 15 – 19 km).

Đội nghiên cứu còn chỉ ra rằng, các kết quả của họ tìm được đồng nghĩa với việc bản chất của thiên thạch này sẽ khác so với những gì mà giới khoa học trước đây nhận định.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Gregory Ravizza của trường đại học Hawaii ở Honolulu nói: “Chúng tôi hi vọng rằng kết quả này sẽ dẫn tới các nghiên cứu khác xa hơn.”

Bùi Linh Ngân (Theo NationalGeographic)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video