Thiếu ong mật, sản lượng cây trồng nhiều nước bị đe dọa

Trong nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí PLOS ONE của Mỹ hôm 8/1, các nhà khoa học thuộc Đại học Reading, miền Nam nước Anh cảnh báo rằng nhiều nước châu Âu sẽ thiếu số lượng ong mật cần thiết để thụ phấn cho cây trồng do Liên minh châu Âu (EU) chuyển sang chính sách ưu tiên sử dụng năng lượng sinh học.

Khi so sánh số lượng tổ ong với nhu cầu thụ phấn bằng ong ở 41 quốc gia châu Âu trong giai đoạn 2005-2010, các nhà khoa học phát hiện ra rằng số lượng ong mật không thể đáp ứng nhu cầu thụ phấn ở 22 quốc gia.

Trong số các nước được nghiên cứu, tình hình ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và các nước Balkan là khả quan hơn cả do các nước này có truyền thống nuôi ong tốt, có thể đáp ứng tới 90% nhu cầu thụ phấn cho hoa màu.

Trong khi đó, ở các nước vùng Baltic, ong mật chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thụ phấn. Còn ở Pháp và Đức, tỷ lệ này là từ 25-50%.


Ảnh: nationalgeographic

Theo kết quả nghiên cứu trên, nhu cầu dùng ong mật để thụ phấn cho cây tăng 38% ở những khu vực trồng các loại cây hạt có dầu như cải dầu, hướng dương và đỗ tương. Trong khi đó, quần thể ong mật chỉ tăng 7% trong giai đoạn 2005 - 2010, từ 22,5 triệu đàn lên 24,1 triệu đàn.

Diện tích trồng các loại cây hạt có dầu được mở rộng năm 2003 khi EU yêu cầu mức sử dụng nguyên liệu sinh học phải chiếm 5,75% trong tổng tiêu thụ nguyên liệu của các phương tiện giao thông vào năm 2010 và diện tích này sẽ tiếp tục tăng khi EU đặt ra mục tiêu tăng sử dụng nguyên liệu sinh học lên 10% vào năm 2020.

Thực trạng trên làm cho nông dân ngày càng phụ thuộc vào các loài động vật thụ phấn hoang dã hơn là ong mật được thuần hóa trong thời kỳ thụ phấn của cây. Sự phụ thuộc này là đáng lo ngại do các loài côn trùng hoang dã luôn biến động về số lượng.

Hơn nữa, chúng dễ bị tổn thương do tình trạng thâm canh độc canh - ít trồng các loài cây có hoa để cung cấp thức ăn và nơi làm tổ cho các loài côn trùng này.

Trong khi đó, giống ong mật Apis mellifera được sử dụng để thụ phấn ở châu Âu đang bị ảnh hưởng do các loài côn trùng có hại và việc sử dụng thuốc trừ sâu.

Theo số liệu ước tính năm 2009, giá trị kinh tế mà côn trùng thụ phấn cho cây trồng tạo ra đạt tới 153 tỷ euro trong tổng giá trị cây trồng trên thế giới.

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video