Có lẽ không phải việc lạm dụng kháng sinh của người tiêu dùng toàn cầu là nguyên nhân chính gây nên tình trạng kháng thuốc của virus hiện nay mà chính việc lạm dụng kháng sinh của lợn Trung Quốc mới là lý do gây nên cuộc khủng hoảng trên.
Kháng sinh: thực phẩm "bổ dưỡng" cho lợn Trung Quốc
Kháng sinh là một trong những phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ 20 giúp ích trong việc điều trị bệnh tật cho con người. Tuy nhiên, giờ đây người Trung Quốc đã tìm ra các khách hàng tiềm năng mới cho dòng sản phẩm này đó chính là: lợn.
Trung Quốc là nước tiêu thụ khoảng 50% sản lượng thịt heo trên toàn cầu và một nửa lượng kháng sinh trên toàn thế giới. Đặc biệt hơn, hơn 1/2 số kháng sinh này được dùng cho chăn nuôi. Như vậy, khoảng 1/4 lượng kháng sinh toàn thế giới sẽ được dùng cho gia súc - chủ yếu là lợn Trung Quốc.
Việc Trung Quốc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi khiến nhiều chuyên gia lo ngại về nguy cơ sản sinh những siêu virus, có khả năng kháng thuốc kháng sinh hiện tại và tạo nên cuộc khủng hoảng mới trong ngành y tế toàn cầu.
Khoảng 1/4 lượng kháng sinh toàn thế giới sẽ được dùng cho gia súc - chủ yếu là lợn Trung Quốc.
Thuốc kháng sinh đã được cho vào thức ăn gia súc để ngăn ngừa bệnh tật cũng như thúc đẩy tăng trưởng tại hàng chục quốc gia có ngành công nghiệp chăn nuôi phát triển trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, giáo sư Ying Guang-Guo của Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc (CAS) cho rằng người dân nước này thường cho quá nhiều các hỗn hợp kháng sinh khác nhau với số lượng lớn.
Nghiên cứu năm 2013 cho thấy hàng năm lợn Trung Quốc tiêu thụ khoảng 19.600 tấn thuốc kháng sinh. Một con lợn Trung Quốc trưởng thành đào thải khoảng 175ml gram kháng sinh mỗi ngày sau khi đã hấp thụ từ đường ăn uống.
Hàng năm, khoảng 2.460 tấn kháng sinh cho lợn được bán và những chất thải chứa kháng sinh của loài này lại được dùng cho bón rau hoặc ngấm xuống nguồn nước, ô nhiễm nguồn đất đai. Một số cuộc khảo sát năm 2013 và 2016 cho thấy hàm lượng kháng sinh vượt chuẩn cho phép trong các nguồn nước uống ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Một con lợn Trung Quốc trưởng thành đào thải khoảng 175ml gram kháng sinh mỗi ngày, theo nghiên cứu năm 2013.
Tình trạng này tại Trung Quốc đã tạo nên môi trường tuyệt hảo để các vi rút phát triển, đào thải và kháng lại thuốc. Nguy hiểm hơn, những con virus kháng thuốc này có thể lan ra toàn thế giới thông qua đường nước, không khí, thịt lợn hoặc qua ký chủ con người.
Mạng người không là vấn đề, lợi nhuận là trên hết
Anh Shen Jian Ping, một chủ trang trại lợn sạch ở thị trấn Đồng Hương, gần thành phố Thượng Hải, Trung Quốc cho biết mình từng cung cấp thức ăn cho các trang trại lợn cách đây 5 năm và thực sự lo lắng về chất lượng thức ăn cho lợn.
Hiện rất nhiều trang trại lợn Trung Quốc sử dụng Colistin, một chất kháng sinh đã bị giới y khoa ngừng sử dụng vào thập niên 50 bởi chúng phá hủy thận người. Dù bị giới y học cấm sử dụng nhưng các trang trại lợn và gia cầm tại Châu Âu, Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ vẫn tiếp tục sử dụng.
Do việc sử dụng tràn lan Colistin, giới y học Trung Quốc đang phải sử dụng đến những dòng kháng sinh cuối cùng khi các virus dần kháng thuốc. Vào tháng 11/2015, giới khoa học phát hiện mẫu vius mcr-1 có thể kháng Colistin tồn tại trong bệnh nhân, thực phẩm và môi trường sống của ít nhất 20 quốc gia trên thế giới. Có 4 bệnh nhân hiện đã được xác định lây loại virus này tại Mỹ vào tháng 8 năm nay.
Dù Colistin độc hại như vậy nhưng người nuôi lợn Trung Quốc chả quan tâm.
Số liệu của trung tâm nghiên cứu y khoa QY có trụ sở tại Bắc Kinh cho thấy thế giới đã tiêu thụ khoảng 11.942 tấn Colistin với tổng giá trị 187,2 triệu USD năm 2014. Trong số 10 cơ sở sản xuất Colistin nhiều nhất thế giới, Trung Quốc chiếm 8 cơ sở.
Dù Colistin độc hại như vậy nhưng người nuôi lợn Trung Quốc chả quan tâm. Với họ, lợi nhuận đáng giá hơn mạng người.
Trong khi nhiều nước đã hạn chế hoặc thậm chí ngừng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi thì những nước như Trung Quốc vẫn chưa hề có luật định hay chế tài nào về lĩnh vực này. Hà Lan và Bỉ đã hạn chế dùng kháng sinh chăn nuôi trong nhiều năm, thậm chí Đan Mạch đã cấm dùng kháng sinh cho lợn vào năm 1999.
1 triệu người Trung Quốc sẽ chết vì kháng sinh chăn nuôi
Trung Quốc quá lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn.
Một nghiên cứu mới đây tại tỉnh Sơn Đông-Trung Quốc phát hiện dòng siêu vi khuẩn E.Coli kháng thuốc (ESBL) tại hơn một nửa số lợn chăn nuôi và 1/5 số nông dân làm trong các trang trại.
Phân tích của một nhóm các nhà kinh tế, dẫn đầu bởi chuyên gia người Anh Jim O'Neil cũng cho thấy các siêu vi khuẩn kháng thuốc sẽ khiến khoảng 1 triệu người Trung Quốc thiệt mạng vào năm 2050 cũng như khiến nước này mất 20 triệu USD GDP nếu không có các biện pháp đối phó thích hợp.
Trong khi đó, ngân hàng World Bank cho biết tình trạng kháng thuốc của các siêu vi rút sẽ khiến tăng trường GDP toàn cầu giảm khoảng 1,1-3,8% vào năm 2050. Chi phí cho y tế sẽ tốn thêm khoảng 1 nghìn tỷ USD còn sản lượng thịt sẽ giảm 2,6-7,5% hàng năm.
Những cuộc khảo sát mới đây nhất tại thành phố Thượng Hải, khu vực Giang Tô và Chiết Giang, Trung Quốc với các em nhỏ tiểu học đã phát hiện 21 loại kháng sinh trong nước tiểu của các em, dù nhiều em nhỏ không sử dụng kháng sinh trong nhiều năm.
Sự lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi ở Trung Quốc và nhiều nước là nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm, môi trường.
Tạp chí Khoa học Công nghệ & Môi trường (EST) năm ngoái đã công bố nghiên cứu cho ruằng chính sự lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi ở Trung Quốc và nhiều nước là nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm, môi trường. Qua đó làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh viêm ruột, hen suyễn, béo phì và ung thư trong người dân.
Nguời dân Trung Quốc ngày nay cũng nhận ra được vấn đề khi ngày càng chuộn thực phẩm sạch hơn so với các loại thức ăn thông thường. Hiện mỗi kg thịt lợn sạc tại Trung Quốc được bán với giá 70 Nhân dân tệ (4,77 USD/pound), cao gấp đôi so với thịt lợn thường nhưng nhu cầu vẫn ngày một tăng cao.
"Trước đây, chả có ai chịu bỏ ngần ấy tiền để mua thịt lợn cả. Giờ đây, mọi thứ đã khác khi sức khỏe trẻ em đang bị đe dọa bởi thịt lợn bẩn và các bậc phụ huynh ngày càng coi trọng vấn đề kháng sinh chăn nuôi nhiều hơn", anh Shen Jian Ping, chủ một trang trại thịt lợn sạch ở Trung Quốc nói.