Thời kỳ tuyệt chủng nghiêm trọng nhất cũng là lúc Trái đất "nặng mùi" nhất

Trái đất đã trải qua năm sự kiện tuyệt chủng hàng loạt, làm suy giảm đa dạng sự sống và tàn phá hệ sinh thái của hành tinh. Hóa ra, sự kiện tuyệt chủng chết chóc nhất trên Trái đất trong quá khứ còn có một đặc điểm khác - đó là vô cùng “nặng mùi”.

Các nhà khoa học tin rằng núi lửa ở khu vực ngày nay là Siberia, đã phun ra khí nhà kính và dẫn đến sự kiện tuyệt chủng hàng loạt nghiêm trọng nhất khoảng 250 triệu năm trước, vào cuối kỷ Permi. Các loại khí gây ra hiện tượng nóng lên cực độ, dẫn đến 95% các loài sinh vật biển, cũng như 70% loài trên cạn, bị tuyệt chủng.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích chính xác sức nóng đã gây ra những cái chết đó như thế nào. Một nghiên cứu mới của Đại học Riverside cho thấy nhiệt độ đã làm tăng tốc độ trao đổi chất của vi sinh vật, tạo ra các điều kiện đe dọa đến sự sống.


. Các loại khí gây ra hiện tượng nóng lên cực độ khiến các loài bị tuyệt chủng.

“Sau khi oxy trong đại dương được sử dụng hết để phân hủy vật chất hữu cơ, vi sinh vật bắt đầu hấp thụ sunfat và tạo ra hydro sunfua một loại khí có mùi giống như trứng thối và rất độc đối với động vật", nhà nghiên cứu Dominik Hülse cho biết.

Nếu con người hít phải hydro sunfua, họ sẽ gặp một loạt các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt và hắt hơi. Khi tiếp xúc liên tục, ta có thể bị ốm nặng và cũng có thể tử vong.

Khi các vi sinh vật và thực vật cơ sở của chuỗi thức ăn ở đại dương bị thối rữa, các vi sinh vật khác nhanh chóng tiêu thụ oxy và do đó các sinh vật lớn hơn bị thiếu oxy.

Trong điều kiện thiếu oxy, các vi sinh vật tiêu thụ sunfat sau đó thải ra chất độc, tạo ra hydro sunfua (H2S), hình thành một điều kiện khắc nghiệt được gọi là "euxinia". Euxinia xảy ra khi nước thiếu oxy và mức hydro sunfua tăng lên nhanh chóng. Các khối nước euxinic thường bị phân tầng mạnh, có lớp bề mặt mỏng, độc hại.


Vi sinh vật hấp thụ sunfat và tạo ra hydro sunfua  - loài khí có mùi trứng thối rất độc hại.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience đã làm sáng tỏ thêm vai trò của các đại dương trong biến đổi khí hậu, cung cấp một cái nhìn thoáng qua về tương lai của chúng ta. Với sự gia tăng nhiệt độ, các khối nước euxinic trong các đại dương có xu hướng lớn hơn. Những vùng độc hại này dễ dàng lây lan và có khả năng gây nhiễm độc cho sinh vật biển.

Bài học từ thế giới cổ đại có thể rất quan trọng để chúng ta hiểu được các quá trình đang thách thức đại dương hiện đại.

Cập nhật: 25/12/2021 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video