Thói quen tái sử dụng đồ nhựa ai cũng làm nhưng đem lại tác hại không ngờ

Không phải cứ tái chế, tái sử dụng là tốt hoàn toàn đâu các chế nhé.

Do tác động từ nhiều thông tin đại chúng, tin đáng mừng là ngày nay con người đang rất tích cực tái sử dụng nhiều loại đồ dùng, đặc biệt là chai nhựa. Trong đó, phổ biến nhất là thói quen giữ lại chai nhựa để uống nước.

Nào, hãy thành thật với nhau nhé, lần cuối cùng bạn rửa nó đó là khi nào? Hay bạn chỉ đơn giản là uống hết nước rồi đổ nước vào cho đầy chai và uống tiếp? Bạn có biết việc đó khiến cho nó rất bẩn không?


Chúng ta thường có thói quen giữ lại chai nhựa để uống nước.

Bẩn hơn cả... toilet?

Theo một nghiên cứu vào năm 2016, những chai nước tái sử dụng có thể là "ổ" chứa đựng vi khuẩn, thậm chí nhiều ngang ngửa... bệ ngồi toilet.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã thu thập 12 mẫu từ 3 loại chai nước khác nhau, tất cả đều không được rửa trong vòng 1 tuần.

Họ phân tích các mẫu trong phòng thí nghiệm và nhận thấy rằng một vài chai có xấp xỉ 300.000 cụm vi khuẩn/cm2 diện tích. Đây là một con số quá lớn! Ngay cả những món đồ chơi của thú nuôi cũng chỉ có 3.000 cụm/cm2 mà thôi.

Xa hơn, một nghiên cứu từ năm 2002 tại Canada đã kiểm tra hơn 70 mẫu chai của các bé học sinh tiểu học (đương nhiên, có bé lười và không hề rửa chai).


Thật không thể tin được.

Họ khám phá ra rằng gần 2/3 mẫu chứa lượng vi khuẩn vượt mức cho phép của nước sạch, và nguồn lây nhiễm tiềm năng nhất chính là qua những đôi tay (bẩn) tí hon.

"Sau khi sử dụng nhà vệ sinh, các bé rửa tay không đúng cách và cũng không đủ sạch, dẫn đến tình trạng những dạng trực khuẩn trong phân lan truyền trong khu vực lớp học" - tác giả nghiên cứu viết.

Vi khuẩn có thể sinh sôi bằng nhiều cách khác nhau, trong đó nơi ẩm ướt như chai nước là một thiên đường. Và khi mà uống cái gì có liên quan đến vi khuẩn, phải chăng ta có nguy cơ gặp phải các triệu chứng ngộ độc, như nôn mửa hay tiêu chảy?

Thế... giờ phải làm sao?

Nói to tát vậy thôi nhưng chúng ta không có lý do gì để hoảng sợ cả. Nếu như nuốt phải vi khuẩn (việc này ta vẫn làm hàng ngày), dạ dày sẽ tự "xử lý" tụi nó, bạn không phải lo - theo Kelly Reynolds, giáo sư tại ĐH Arizona.

Tuy vậy, cũng có những trường hợp bị nhiễm khuẩn, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu kéo dài tới vài tuần. Vậy nên rõ ràng "phòng bệnh hơn chữa bệnh" vẫn là tốt nhất.


May quá, không sao!

Cách dễ dàng nhất cho bạn là rửa sạch chai nhựa sau mỗi lần sử dụng. Nhưng muốn rửa sạch, bạn phải rửa đúng cách. Tốt nhất là rửa chúng với nước ấm, xà phòng rửa chén và bàn chải.

Hơn nữa, tốt nhất là đừng tiếc tiền mà hãy mua lấy một bình nước tử tế. Các chai nhựa đựng nước chỉ nên tái sử dụng vài lần mà thôi.

Cuối cùng, hãy rửa tay thật sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để dập tắt nguy cơ lan truyền vi khuẩn nhé.

Cập nhật: 11/03/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video