Thứ gì có thể ăn được sau thảm họa chiến tranh hạt nhân?

Các nhà khoa học của Liên minh bảo vệ Trái đất khỏi thiên tai (ALLFED) cho biết con người có thể ăn được thứ gì trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, báo BusinessInsider đưa tin.


Sau thảm họa hạt nhân, chỉ có thể gieo trồng thực vật sống trong môi trường ánh sáng yếu.

Theo đó, để ví dụ các chuyên gia tính toán hậu quả khả năng xảy ra xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan. Theo họ, các bên thù địch có thể kích hoạt 250 triệu tấn vũ khí hạt nhân, trong đó mỗi quả bom sẽ có sức công phá gấp 6 lần quả bom ném xuống Hirosima. Trong trường hợp này hành tinh sẽ bị bao phủ bởi những tầng khói dày đặc khiến toàn bộ hành tinh này hoàn toàn chìm trong bóng tối.

Theo ông David Denkenberger, người đứng đầu ALLFED, khi đó chỉ có thể gieo trồng các loài thực vật sống được trong môi trường ánh sáng mặt trời rất yếu. Ở đây nói đến các loài nấm và tảo biển. Lưu ý rằng nấm có thể ăn “vật liệu chết” của những cây gỗ bị hủy hoại. Đồng thời chúng lớn nhanh mà không cần công nghệ tiên tiến nào, có nghĩa là có thể bảo toàn tích gieo trồng tương đối dễ dàng.

Ông Denkenberger nói rõ rằng loài người nhờ nấm có thể trụ được khoảng ba năm. Còn sau đó con người chỉ còn lại “lương khô” từ các loài tảo biển. Chúng cũng khá ổn định và có thể tích cực sinh sôi trong một khoảng thời gian nào đó, bởi vì đại dương sau chiến tranh hạt nhân sẽ nguội chậm hơn đất liền. Đồng thời trong các loài tảo có những lợi chất bảo vệ cơ thể khỏi tác động phóng xạ.

Cập nhật: 18/01/2020 Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video