Thử nghiệm ADN chứng minh kẻ ám sát Lincoln

Hậu duệ của Abraham Lincoln đang cố gắng tiến hành một thử nghiệm ADN của anh trai diễn viên John Wilkes Booth và nghi phạm bị bắn chết năm 1865 để chứng minh sát thủ thực sự có bị bắn chết hay không.

John Wilkes Booth là một diễn viên, người ủng hộ quân đội miền Nam trong cuộc nội chiến tại thế kỷ 19. Booth cũng chính là người đã bắn chết Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ từ phía sau khi ông đang xem biểu diễn nghệ thuật tại nhà hát Ford ở Washington DC.

Vụ ám sát diễn ra hôm 14/4/1865, chỉ vài ngày sau khi tướng Robert E Lee, người lãnh đạo quân đội miền Nam, đầu hàng và cuộc nội chiến đang đến hồi kết thúc.

Sau khi ám sát Tổng thống Lincoln, Booth nhảy lên ngựa bỏ trốn. Nhưng 12 ngày sau đó, hắn bị phát hiện đang ẩn nấp tại một trang trại ở miền bắc Virginia. Sau đó, Booth đã bị quân Liên minh bao vây và bắn chết tại kho thóc.

Tuy nhiên, giống như vụ ám sát Tổng thống John F Kennedy, đến giờ vẫn chưa tìm được thủ phạm thực sự, nửa thế kỷ sau cái chết của Lincoln. Một giả thuyết khác được đặt ra cho rằng, người đàn ông bị bắn chết trong kho thóc năm xưa không phải là Booth. Booth thực sự đã trốn thoát và đã sống thọ thêm 40 năm nữa bằng tên giả.


Kẻ được cho là ám sát Lincoln bị bắn chết trong kho thóc.

Bởi vậy, những người hậu duệ của Tổng thống Lincoln đã quyết định kiểm chứng lại giả thuyết đó nhờ công nghệ phân tích ADN. Họ muốn khai quật mộ của anh trai Booth là Edwin Booth, một trong số những diễn viên đóng kịch Shakespeare thành công ở Mỹ thời đó, để lấy mẫu phân tích.

Kết quả phân tích ADN của Edwin sẽ được đối chiếu với kết quả phân tích ADN từ 3 đốt sống của kẻ tình nghi bị bắn chết trong kho thóc năm xưa. Các đốt sống trên đang được lưu giữ tại Bảo tàng Sức khỏe và Y học Quốc gia Mỹ tại Washington để làm bằng chứng cho vụ án lịch sử.

Tuy nhiên, việc khai quật mộ Edwin sẽ không dễ dàng chút nào và có thể sẽ trở thành một cuộc chiến mới nhất trong cuộc chiến giữa gia đình Tổng thống và gia đình kẻ ám sát. Năm 1995, thân nhân của kẻ ám sát Tổng thống Lincoln cũng đã từ chối cho khai quật ngôi mộ được cho là của John Wilkes Booth.

Ngôi mộ của John Booth là một ngôi mộ không được đánh dấu trong nghĩa trang tại Green Mount Cemetery, ở Baltimore, Maryland. Một thẩm phán địa phương cũng đã ra quyết định không được phép khai quật ngôi mộ này, một phần vì nó sẽ ảnh hưởng tới các ngôi mộ của 3 trẻ sơ sinh được chôn ở xung quanh đó.

Một người cháu của Booth tên là Joanne Hulme, 60 tuổi, lại ủng hộ nguyện vọng của gia đình Lincoln. Bà nói với tờ "Philadelphia Inquirer" rằng: "Tôi hoàn toàn ủng hộ việc khai quật tử thi Edwin. Hãy làm sáng sự thật và để mọi người được nghỉ ngơi. Câu chuyện đầu tiên mẹ tôi đã từng kể cho tôi là việc John Wilkes Booth không phải là người bị giết trong kho thóc".

Giả thuyết cho rằng kẻ bị bắn chết trong kho thóc năm 1865 không phải là Booth được đề cập tới lần đầu tiên trong một cuốn sách xuất bản năm 1907. Cuốn sách lập luận, người bị bắn chết tại nhà kho thực chất là một cựu quân nhân miền Nam và đồng thời là tù binh chiến tranh tên là James William Boyd và hắn có ngoại hình giống sát thủ.

Trong khi đó, kẻ giết người thực sự đã trốn tới Granbury, Texas và sau đó chuyển tới sống ở Enid, Oklahoma với tên giả lần lượt là John St Helen và David E George. George đã tự sát năm 1903. Trong lúc hấp hối, hắn đã thú nhận rằng hắn chính là John Wilkes Booth.

Năm 1920, thi thể của "John St Helen" đã được đào lên và đem ra trưng bày tại một lễ hội như là "Kẻ đã ám sát Tổng thống Lincoln".

Theo Bee (Telegraph)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video