"Thủ phạm" của những đợt rét đậm rét hại tại Trung Quốc hiện nay

Nguyên nhân khiến không khí lạnh buốt quét vào Trung Quốc trong tháng này, lập kỷ lục nhiệt độ thấp theo mùa có thể bắt nguồn từ hiện tượng suy yếu xoáy cực.

Kèm theo những cơn gió khiến chính quyền Trung Quốc đưa ra cảnh báo cao nhất về gió giật, một đợt không khí lạnh mạnh đã tràn vào phía bắc trong ngày 13/12. Khối khí lạnh nhanh chóng hướng về phía đông, bao bọc thủ đô Bắc Kinh trong thời tiết băng giá và trong vòng vài ngày, nó băng qua sông Dương Tử và mang hiện tượng tuyết rơi hiếm hoi đến các vùng đồi núi xa về phía nam như Quảng Đông.

Mùa đông lạnh giá thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc. Nhưng nhiệt độ thấp hơn đáng kể và thời gian kéo dài của đợt lạnh hiện tại cho thấy, có thể có sự rò rỉ trong dải không khí lạnh hình tròn di chuyển quanh Bắc Cực, được gọi là xoáy cực, thường quấn chặt quanh Bắc Cực và giữ cho không khí Bắc Cực không bị lọt ra ngoài, xâm chiếm các vĩ độ thấp hơn.


Một người đàn ông ngã nhào trên con dốc giữa lúc tuyết rơi ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 14/12/2023. (Nguồn: Reuters).

Xoáy cực là một vòng gió ba chiều khổng lồ bao quanh các cực Bắc và Nam trong suốt mùa đông của mỗi bán cầu. Những cơn gió hoạt động ở độ cao 16-50km trên bề mặt Trái đất, tức tầng bình lưu. Chúng thổi từ tây sang đông với tốc độ duy trì dễ dàng vượt quá 160km/h. Trong bóng tối của đêm cực đông, nhiệt độ bên trong vùng xoáy cực có thể dễ dàng xuống thấp hơn âm 79 độ C.

Trong những năm gần đây, các nhà khí tượng học đã đổ lỗi cho sự vênh của xoáy cực, di chuyển với tốc độ tàu cao tốc từ tây sang đông ở độ cao lên tới 50 km chính là nguyên nhân gây ra cái lạnh buốt giá ập xuống Bắc Mỹ.

Ông Shao Sun - nhà khí hậu học tại Đại học California, Irvine - cho biết: “Trong 30 năm qua, Vòng Bắc Cực đã trải qua thời kỳ nóng lên nhanh nhất trên toàn cầu, được gọi là hiện tượng khuếch đại Bắc Cực. Sự nóng lên dẫn đến sự suy yếu của xoáy cực ở Bắc Cực, khiến không khí lạnh bên trong xoáy dễ dàng di chuyển về phía nam, góp phần tạo nên các đợt sóng lạnh”.

Cuộc tranh luận vẫn còn sôi nổi về việc liệu sự suy yếu như vậy ở vùng xoáy cực có trở nên phổ biến hơn trong tương lai hay không và vai trò trực tiếp của sự nóng lên toàn cầu đối với tần suất xuất hiện của chúng như thế nào. Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết, hiện tượng nóng lên toàn cầu dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm cả những đợt lạnh bất thường trong mùa đông.

Ông Sun cho biết, các đợt lạnh nghiêm trọng không mâu thuẫn với hiện tượng nóng lên toàn cầu mà thay vào đó, nó cho thấy hệ thống khí hậu ngày càng trở nên bất ổn và việc dự báo khí hậu dựa trên mức trung bình khu vực hoặc mức trung bình hàng tháng không còn chính xác.

Một báo cáo gần đây của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho thấy, phạm vi băng biển tiếp tục giảm và nhiệt độ ở Bắc Cực đã tăng nhanh ít nhất gấp đôi so với nhiệt độ toàn cầu, thậm chí có thể hơn, kể từ năm 2000.

Theo NOAA, khoảng thời gian 12 tháng kết thúc vào tháng 9/2023 đánh dấu năm ấm thứ sáu ở Bắc Cực kể từ khi các kỷ lục bắt đầu được ghi nhận vào năm 1900.

Tại Norilsk của Nga, thành phố cực bắc của thế giới với dân số định cư khá lớn, nhiệt độ sẽ dao động từ âm 10 độ C đến âm 19 độ C trong tuần này, tăng từ âm 20 độ C đến âm 39 độ C của tuần trước.

Điều kiện ấm hơn ở Norilsk - cách biên giới Trung Quốc gần 2.500 km về phía bắc - trái ngược hoàn toàn với nhiệt độ thấp ở miền bắc Trung Quốc.

Tại thành phố Đại Đồng thuộc tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc), hơn 3 triệu cư dân phải chịu đựng nhiệt độ thấp tới âm 33,2 độ C vào thứ Tư tuần này. Thành phố Bảo Định ở tỉnh Hà Bắc lân cận đóng băng ở nhiệt độ âm 23,3 độ C, một kỷ lục mới đối với thành phố công nghiệp phía tây nam Bắc Kinh.

Anh Yuan Meng, 27 tuổi, sống ở thành phố Thái Nguyên, thủ phủ tỉnh Sơn Tây, phàn nàn: “Khi tôi nắm lấy vô lăng để lái xe đi làm vào buổi sáng, tôi có cảm giác như đang nắm lấy hai cột băng lớn”.

Ông Woo Jin-kyu - quan chức tại Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc ở Seoul - cảnh báo, khó có thể khẳng định liệu thời tiết có thể lạnh hơn hay không nếu chỉ xét chuyện một xoáy cực suy yếu do biến đổi khí hậu. Nhưng đây giống như một "sự tắc nghẽn tạm thời".

Ông Woo cho biết: “Sự tắc nghẽn đã hình thành mạnh mẽ xung quanh Hàn Quốc cũng như Siberia và Mông Cổ khi luồng không khí từ tây sang đông chuyển từ bắc xuống nam”.

Các nhà dự báo Trung Quốc cho biết, thời tiết lạnh bất thường ở nước này có thể kết thúc vào khoảng ngày 22/12 ở phía bắc và ngày 23/12 ở khu vực miền trung và miền đông, nhiệt độ tăng lên mức bình thường vào cuối tháng 12. Việc dự báo thời tiết mùa đông của Trung Quốc trở nên phức tạp hơn khi xuất hiện hiện tượng thời tiết El Nino. Theo ông Sun, El Nino thường khiến mùa đông ở Trung Quốc ấm hơn.

Tuy nhiên, ông Sun cho biết thêm rằng, những thay đổi trên toàn quốc trong suốt mùa đông có thể không phản ánh chính xác cường độ của các hiện tượng cực đoan và thậm chí có thể che giấu những biến động trong mùa.

Sức mạnh của xoáy cực có thể thay đổi nhiều trong mùa đông và những biến thể này có thể dẫn đến sự thay đổi về sức mạnh và vị trí của “dòng sông” không khí “chảy xiết” trên tầng đối lưu bên dưới xoáy cực. Khi dòng phản lực thay đổi, nó ảnh hưởng đến chuyển động của các hệ thống thời tiết, khiến các khu vực khác nhau trên thế giới trở nên ấm hơn hoặc lạnh hơn, hoặc ẩm ướt hơn hoặc khô hơn nhiều.

Cập nhật: 19/01/2025 Đại Đoàn Kết
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video