Thủ thuật giúp bạn quên đi nỗi sợ khi đi máy bay

Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trấn an bản thân và quên đi nỗi sợ hãi khi đi máy bay.

Như đã đưa tin, chiếc máy bay Boeing 777-200 mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines dự kiến sẽ đi vào vùng thông tin bay TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam) vào lúc 17h22 (giờ GMT) nhưng chưa đi đến nơi đã mất tín hiệu.

Hẳn nhiều người trong số chúng ta khi nghe đến thông tin này đều cảm thấy sợ hãi, giật mình và dè chừng khi sử dụng các dịch vụ hàng không. Tuy nhiên, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trấn an bản thân và quên đi nỗi sợ hãi, tận hưởng chuyến đi một cách thoải mái nhất có thể.

Đối mặt với sự thật: Máy bay là phương tiện an toàn nhất thế giới

Tỉ lệ tử vong khi đi máy bay là 1/7.000.000, thấp hơn cả tỉ lệ trúng xổ số độc đắc. Xét về mặt xác suất thống kê, nếu ngày nào bạn cũng đi máy bay thì phải mất 21.000 năm bạn mới bị tai nạn. Và dù máy bay có gặp tai nạn thì khả năng sống sót cũng lên tới 96%.

Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), tỉ lệ xảy ra tai nạn máy bay là vô cùng nhỏ 1/1,2 triệu, có nghĩa là cứ có 1,2 triệu chuyến bay cất cánh thì mới có một máy bay không may mắn.

Nghĩ những điều tốt đẹp: Nếu có bị sét đánh thì máy bay cũng chẳng sao

Theo khảo sát Mỹ, mỗi năm có một chiếc máy bay bị sét đánh một lần nhưng không có chiếc nào rơi. Sự phát triển của công nghệ sẽ càng tăng độ an toàn cho máy bay. Bạn cần biết là máy bay được làm từ vật liệu siêu bền.

Bên cạnh đó, khi máy bay bay ít phút, tăng dần độ cao, áp suất không khí thay đổi sẽ khiến cho tai bạn bị tức. Nhưng đây chỉ là hiện tượng bình thường do thay đổi độ cao và áp suất đột ngột. Tất cả mọi thứ sẽ ổn và trở lại trạng thái bình thường khi máy bay lên độ cao nhất định.

Nếu cảm thấy lo lắng, hãy cố gắng bình tĩnh

Khi rơi vào vùng thời tiết xấu hoặc vùng nhiễu động, máy bay thường rung lắc rất mạnh. Lúc này, cơ thể ngay lập tức có phản ứng hẫng hụt, gần giống với trường hợp bạn đi thang máy hoặc ngủ say chợt tỉnh giấc.

Nguyên nhân là do hoạt động của cơ quan tiền đình ở tai trong cơ thể người. Nếu bị rơi tự do quá đột ngột, hệ thống tiền đình bị kích ứng mạnh, gây ra những phản ứng khó chịu như cơ thể cứng ngắc, buồn nôn, mất phương hướng, ù tai thậm chí choáng váng.

Tuy nhiên, tác động này không ảnh hưởng tới tính mạng hành khách. Gặp trường hợp này, bạn nên cài dây an toàn tại chỗ, thả lỏng cơ thể, hít thở sâu và suy nghĩ tới những điều tốt đẹp.

Chọn chỗ ngồi an toàn hoặc ngủ trong suốt chuyến hành trình

Hãy cố gắng ngồi yên tại chỗ, chủ động chọn chỗ ngồi an toàn trên máy bay hoặc cố gắng ngủ trong suốt hành trình bay, bạn sẽ bớt sợ hãi hơn. Hãy thở đều, thả lỏng cơ thể. Nếu cảm thấy tốt hơn, bạn có thể nghe nhạc, đọc sách để không nghĩ tới những điều tiêu cực.

Theo tạp chí Popular Mechanics năm 2007, đuôi máy bay là khu vực ngồi an toàn nhất. Trong các vụ tai nạn hàng không, tỉ lệ sống sót của những hành khách ngồi đuôi là 69% hơn hẳn 56% ở cánh và 49% ở đầu máy bay.

Chấp nhận thực tại: bạn đã phó mặc tính mạng cho phi hành đoàn

Rủi ro là một phần trong cuộc sống, bởi vậy, bạn không thể làm được gì khi đã bước lên máy bay.

Tuy nhiên, khi có bất kỳ sự cố nào, hãy bình tĩnh, tuân thủ và chấp hành mọi quy tắc an toàn được tiếp viên hàng không, phi hành đoàn nhắc nhở - những người được đào tạo để giải quyết mọi tình huống trong trường hợp rủi ro.

Các nghiên cứu cho thấy từ năm 2000 đến nay, có 3 trường hợp hành khách bị nạn khi máy bay trong vùng thời tiết xấu. Tuy nhiên nguyên nhân của các trường hợp trên là do hành khách không cài dây an toàn khi phi hành đoàn cảnh báo.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video