Nhiều người có thói quen tiếc rẻ những thực phẩm bị nấm mốc hoặc hỏng một phần, nên sẽ tận dụng ăn những phần còn lại. 3 loại thực phẩm sau tuyệt đối không nên ăn để tránh ngộ độc.
Trong cuộc sống thường ngày, có rất nhiều loại thực phẩm vì nhiều lý do khác nhau có thể bị mốc hỏng. Một số người vì tiếc nên sẽ gọt bỏ phần mốc hỏng đi để ăn phần vẫn còn lành lặn. Nhưng thực tế, không phải thực phẩm nào cũng có thể ăn "tận dụng" như vậy, kể cả khi bạn cảm thấy rất tiếc của.
Một số thực phẩm có thời hạn sử dụng ngắn, nếu để lâu, chúng sẽ bị thối hoặc mốc. Một số thực phẩm bị mốc rồi thì không thể ăn trực tiếp, nếu không, cơ thể sẽ bị nhiễm nhiều độc tố và thậm chí gây ung thư.
Khi thực phẩm bị mốc, gọt bỏ phần hỏng đi, có thể ăn phần còn lại không?
Một số thực phẩm bị mốc rồi thì không thể ăn trực tiếp, cơ thể sẽ bị nhiễm nhiều độc tố và thậm chí gây ung thư.
Trước hết, chúng ta đều hiểu rằng những thực phẩm đã bị mốc hỏng một phần đều không nên ăn các phần bị mốc đó. Chúng ta có thể thấy rằng các phần bị mốc của thực phẩm đã bị ăn mòn và xâm lấn hoàn toàn bởi các sợi nấm mốc, nhưng có một số nấm mốc không thể nhìn thấy bằng mắt thường được, nên khi nhìn vào, có thể bị nhầm rằng thực phẩm đó vẫn còn "tốt".
Nấm mốc tạo ra một lượng lớn cytotoxin sẽ tiếp tục lan rộng trong thực phẩm, ở những phần chưa thối hỏng. Mức độ lây lan chủ yếu liên quan đến mức độ nghiêm trọng của kết cấu thực phẩm và hàm lượng nước.
Một số nấm mốc không thể loại bỏ hoàn toàn ngay cả khi đun nóng ở nhiệt độ cao. Ví dụ như chất garcinia có trong chuối, lê và nho…, cách tốt nhất là vứt bỏ tất cả các thực phẩm bị mốc, dù chỉ là một phần.
Những thực phẩm nào khi bị mốc thì đặc biệt không nên ăn?
1. Các loại hạt họ dưa và lạc bị mốc
Chất độc trong lạc mốc có thể gây ngộ độc cấp tính.
Chất Aspergillus flavus có thể xuất hiện trong các loại hạt mốc như lạc và ngô. Đây được xem là một chất có thể gây ung thư mạnh. Nó đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Nhà nước (TQ) xếp vào loại chất có thể gây ung thư và sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến gan và thận.
Ngoài ra, chất này còn có thể gây ngộ độc cấp tính, nếu ăn lâu dài, ngày càng có nhiều độc tố tích tụ, thì hiện tượng xơ hóa gan và thậm chí là ung thư gan có thể xảy ra. Trong bấy kỳ tình huống nào, nếu bạn phát hiện có vị đắng nhẹ hoặc nhìn thấy màu sắc hơi đen đều không được ăn.
Ngoài ra, khi chọn bột đậu hoặc sữa đông, khi bạn thấy nắp chai bị nổi hoặc đóng gói bị hỏng, bạn không nên mua. Khi mua dầu lạc hoặc các loại dầu ăn đều nên chọn các nhãn hàng sản xuất bởi nhà sản xuất có uy tín.
2. Cây mía bị mốc, thối
Khi mía bị thối, các mắt múa thường xuất hiện dấu hiệu bị đổi màu.
Mía cũng là loại thường xuyên có dấu hiệu xuất hiện thối hỏng hoặc mốc. Khi mía bị thối, các mắt múa thường xuất hiện dấu hiệu bị đổi màu. Trong thành phần mía thối này chứa các chất chuyển hóa được xem là chất độc thần kinh rất mạnh, sẽ trực tiếp làm hỏng hệ thống tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Ăn mía thối (mía mốc hỏng, đổi màu) sẽ có hiện tượng đầu tiên như đau bụng đi ngoài, buồn nôn, nôn ói, phân có màu đen, bệnh nhân nặng sẽ có triệu chứng ngộ độc hệ thần kinh như khó nuốt, đau đầu, không tự chủ và co giật, ... Nếu không được điều trị, bệnh nhân sẽ bất tỉnh hoặc thậm chí tử vong.
3. Trứng đã xuất hiện đốm đen trên vỏ
Khi nhìn thấy vỏ trứng có những lấm tấm đen nhìn thấy ở ngoài vỏ thì không nên ăn nữa.
Khi trứng bị ướt hoặc để trong môi trường ẩm ướt, nó sẽ bị rửa trôi hoặc trực tiếp bị hỏng lớp màng bảo vệ trên bề mặt vỏ trứng. Một số lượng lớn vi khuẩn sẽ xâm nhập trực tiếp vào bên trong và gây ra sự hư hỏng khiến hco bề mặt của vỏ trứng sẽ bị nấm mốc. Vì vậy, khi nhìn thấy vỏ trứng có những lấm tấm đen nhìn thấy ở ngoài vỏ thì không nên ăn nữa.
Nếu bạn đã ăn thực phẩm bị mốc và có triệu chứng ngộ độc rõ ràng, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời, nếu có thể thì nên giữ lại mẫu thực phẩm nấm mốc bạn đã ăn. Điều này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán rõ hơn chủng loại ngộ độc để điều trị hiệ quả.
Cách tốt nhất là không ăn tất cả các loại thực phẩm đã bị nấm mốc, thối hỏng vì nó sẽ gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.