Hai chất độc trong bún, phở bạn đang ăn hàng ngày

Huỳnh quang và hàn the được phát hiện sử dụng trong công nghệ làm bún đều là hai hóa chất cấm rất nguy hiểm. Người ăn loại bún này có nguy cơ bị ung thư.

Bún được làm bằng gạo nguyên chất sẽ có màu trắng đục song trên thị trường hiện nay, sợi bún rất trắng và trong rất bắt mắt. Nhiều cuộc kiểm tra của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cho hay, để tạo ra màu trắng đó, người ta đã thêm vào bún hóa chất Tinopal. Việc thêm hóa chất này cũng giúp bún để lâu khó thiu, không bị khô cứng.

Bên cạnh đó, hàn the cũng là một hóa chất không thể thiếu của các gian thương khi sản xuất bún để tạo độ giòn, dai, không bết dính cho bún.

Hóa chất cấm có trong bún phở

PGS.TS Nuyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, Tinopal hay còn được gọi là chất huỳnh quang là chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy vì có màu óng ánh, đẹp. Chính vì thế, nhiều người đã bất chấp hậu quả để dùng hóa chất này trong quá trình làm bún bởi nó tạo độ bóng trên bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún hấp dẫn hơn.


Bún được làm bằng gạo nguyên chất sẽ có màu trắng đục. (Ảnh: Getty Images).

Tuy nhiên, chuyên gia này nhấn mạnh, Tinopal tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm do tính độc hại và có khả năng gây ung thư.

Đáng lo ngại, bún lại được xếp vào danh sách nhóm thực phẩm thường xuyên dùng của người dân, trong khi Tinopal cũng được bán tràn lan trên mạng cũng như các chợ.

"Việc tẩy trắng bún bằng chất huỳnh quang là một hành động gây nguy hại cho sức khỏe người ăn một cách trầm trọng. Tùy theo lượng độc tố vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính. Nó có thể làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Ở mức độ nặng, chúng tích tụ lâu dài sẽ gây suy gan, thận, thậm chí ung thư", PGS Thịnh cho hay.

Đồng quan điểm, PGS.TS Hồ Phú Hà – Trưởng bộ môn Công nghệ Thực phẩm khuyến cáo thêm, sử dụng huỳnh quang làm sáng bóng thực phẩm rất hại cho cơ thể vì nó chứa nhiều tạp chất, nhất là các kim loại nặng. Nếu sử dụng lâu dài, các tồn dư kim loại nặng sẽ tích tụ lại trong cơ thể rất nguy hiểm.

Còn về hàn the, theo PGS Hà, đây là hóa chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm. Dùng hàn the liều cao có thể gây ngộ độc cấp, còn với liều lượng nhỏ tích tụ và gây ngộ đôc gan, thận, rất nguy hiểm cho cơ thể.

Hàn the khi vào cơ thể không đào thải hết mà tích tụ lại bệnh. Trẻ ăn các thực phẩm có hàn the sẽ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận...

Nhận diện bún phở chứa hàn the, huỳnh quang

Về điều này, PGS Thịnh cho hay chất Tinopal trong bún dễ dàng nhận biết vì bản thân chất này là phát huỳnh quang, để trong bóng tối có khả năng phát ánh sáng.


Để nhận biết bún phở chứa hóa chất, cách đơn giản nhất là nhìn vào màu sắc của sợi bún, phở.

Do đó, cách đơn giản nhất là nhìn vào màu sắc của sợi bún. Bún được làm từ gạo nguyên chất, có sợi màu trắng đục hoặc tối màu. Ngược lại, bún chứa hàn the hay hóa chất bảo quản sẽ có màu trắng trong, sáng và sợi bún có độ bóng mẩy.

Còn bún không chứa hàn the, sợi bún hơi nát, dễ đứt gãy và chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn. Bún chứa hàn the, sợi bún dai giòn hơn, khó đứt gãy.

Bún không sử dụng hàn the và hóa chất mua về để hơi lâu hoặc qua ngày sẽ bị chua và ôi thiu. Những loại bún để 2-3 ngày chưa ôi thiu, khi nhai trong miệng không có mùi vị là loại sử dụng hàn the và hóa chất quá liều lượng.

Các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cần thận trọng hơn với các sản phẩm bún, bánh tươi có màu trắng và độ bóng hơn dưới ánh sáng. Khi mua bún, người tiêu dùng nên dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, nếu thấy bún phát sáng thì có nhiễm chất Tinopal.

Riêng để thử hàn the, người tiêu dùng có thể dùng que thử được bán sẵn hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the.

Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video