Thủy Sam - Metasequoia glyptostroboides

(Ảnh: tropicaflore)

Năm 1943, giáo sư Vương Chiến - nhà thực vật học người Trung Quốc phát hiện thấy 3 cây lạ ở suối Mài Dao, huyện Vạn, Tứ Xuyên không biết là cây gì. Mãi đến năm 1946, mới biết đó là một loài cây đã từng sống cách đây 100 triệu năm trước hiện còn sót lại. Đó là thủy sam, vì nó giống với mẫu hóa thạch trong tầng đất đá cổ đã bị hủy diệt từ lâu. Phát hiện này gây chấn động lớn trong giới thực vật học. Họ coi đây là một hóa thạch sống.

Thủy sam là cây thân gỗ, rụng lá, cao to, họ sam (Taxodiaceae), thân thẳng, cành ngang, tán cây hình tháp. Lá dẹt phẳng, hơi có dạng kim xếp lông chim, mềm dẻo duyên dáng. Mùa xuân xanh mượt, cuối thu chuyển màu vàng kim, đầu đông màu nâu, đẹp lạ thường. Hoa đơn tính, đực cái cùng cây, thụ phấn ra quả tròn, hạt hình trứng ngược và có cánh.

Thủy sam có ngoại hình đẹp, thích nghi rộng, sinh trưởng nhanh, là cây xanh có giá trị trồng trong công viên, thành phố, phối hợp với các công trình kiến trúc. Gỗ thủy sam mềm, mịn, có thể dùng trong xây dựng, sinh hoạt và làm nguyên liệu giấy. Có 2 cây thủy sam ở xã Lạc Tháp, huyện Long Sơn, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc cao 40m, một cây vòng ôm 4m, một cây 3,7m; tuổi khoảng 300 năm.

H.T (theo Bách khoa tri thức)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video