Tỉ lệ hooc-môn cao là vũ khí giết anh chị em ruột

Chim điên Nazca – một loài chim biển sống trên đảo Galápagos – khi mới mổ vỏ chui ra đã sẵn sàng giết anh chị em của nó. Các nhà sinh học thuộc đại học Wake Forest cùng các cộng sự đã tìm ra sợi dây liên kết giữa hành vi giết chóc này với tỉ lệ testosterone cao cũng như tỉ lệ các hoocmon đực khác ở những con chim vừa mới nở.

Nghiên cứu được đăng tải trực tuyến trên số ra ngày 18 tháng 6 trên tờ PLoS ONE.

Theo giáo sư sinh học David J. Anderson thuộc đại học Wake Forest đồng thời là chỉ đạo dự án, tỉ lệ các loại hoocmon đực cao (còn gọi là androgen) làm tăng tính hung hăng ở chim non dù đực hay cái khiến chúng sẵn sàng đánh nhau đến chết ngay khi vừa mới nở ra.

Rất nhiều nghiên cứu thực địa đã được Martina Müller hoàn thành khi cô còn là nghiên cứu sinh tại đại học Wake Forest.

Anderson cho biết: “Hai con chim điên Nazca nở trước chiến đấu kiên quyết vô điều kiện rồi loại bỏ con nở sau chỉ vài ngày sau khi ra đời. Do chim điên Nazca nếu phải nuôi nhiều hơn một đứa con sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì thế các con chim non lớn hơn cần thiết phải đánh bại con nhỏ hơn để tăng cơ hội sống sót cho chúng.

Một chú chim điên Nazca trưởng thành đang quan sát bầy đàn. (Ảnh: David J. Anderson)

Theo nghiên cứu, tỉ lệ hoocmon cao cũng khiến những con chim non sống sót sau vụ ẩu đả có những hành vi của kẻ hay bắt nạt khi trưởng thành. Chúng thường tìm kiếm các con chim non trong bầy đàn rồi cắn và bắt nạt những con không có khả năng tự vệ trong chuyến viếng thăm của mình.

Các nhà khoa học đã lấy mẫu máu của chim điên Nazca non trong vòng 24 giờ sau khi nở. Trong số 15 tổ có 2 trứng, cả hai con chim non đều được lấy mẫu máu. Họ cũng lấy mẫu máu từ 15 con chim non thuộc các tổ chỉ có 1 trứng. Sau đó, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Maryland tiến hành phân tích hoocmon trong máu. Để so sánh, họ cũng làm tương tự với loài chim điên chân xanh – họ hàng gần gũi của chim điên Nazca.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng chim điên Nazca non có tỉ lệ hoocmon làm tăng tính hung hăng cao trong suốt giai đoạn nhạy cảm của quá trình phát triển khi mà kiểu phát triển cần nhiều thời gian của chúng rất dễ bị ảnh hưởng.

Một số con chim điên Nazca non có tỉ lệ hoocmon liên quan tới bản tính hung hăng thậm chí còn cao hơn khi chúng có anh chị em cùng tổ. Những con phải đánh nhau với anh chị em sẽ trở thành những kẻ chuyên bắt nạt hung dữ hơn khi trưởng thành so với những con chim điên Nazca chưa bao giờ phải chiến đấu khi mới nở.

Anderson nói rằng: Tỉ lệ hoocmon tham gia và trận chiến lúc những con chim mới nở dường như đã thay đổi một số đặc điểm xã hội của chúng”.

Chim điên Nazca non có tỉ lệ hoocmon liên quan đến bản tính hung hăng cao gấp 3 lần anh chị em kém hiếu chiến hơn của nó – đó là những con chim điên chân xanh. Loài chim điên chân xanh không có các cuộc chiến sinh tử sau khi nở và cũng không trở thành kẻ chuyên bắt nạt đồng loại khi chúng trưởng thành.

Trà Mi (Theo Physorg)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video