Tiêm xi măng sinh học để hàn gắn xương

Loại xi măng sinh học này giúp giảm tác hại của phẫu thuật, tăng thời gian phục hồi, phù hợp cho người không đủ sức khỏe tiếp nhận những ca phẫu thuật lớn.

Đó là đề tài nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí International Journal of Polymeric Materials and Polymeric Biomaterials, do nhóm sinh viên bộ môn kỹ thuật y sinh Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Hiệp.


Nhóm nghiên cứu tạo hạt bột calcium phosphate để làm nguyên liệu cho xi măng - (Ảnh: TRỌNG NHÂN).

Xi măng xương là tên gọi cho vật liệu ứng dụng trong hồi phục tế bào xương sau tổn thương, có thể bổ sung tế bào gốc hay chất tăng trưởng phát triển xương.

Sau 5-10 phút tiêm, hỗn hợp đóng rắn dưới nhiệt độ cơ thể và khỏa lấp theo hình dáng xương. Thành phần chính trong khối keo này là calcium phosphate, chất tạo dính, các hạt nano... kích thích quá trình tái tạo của tế bào xương đúng thời điểm.

TS Nguyễn Thị Hiệp cho biết việc tạo thuốc dạng nano và micro có thể tốn kém và mất thời gian, nhưng các phần còn lại đều không khó sản xuất.

Là một trong các phương pháp phẫu thuật không xâm lấn, xi măng này đặc biệt hữu ích trong điều trị chấn thương chỉnh hình, người bệnh có thể tiêm hỗn hợp này để giảm tác hại của phẫu thuật, tăng thời gian phục hồi, phù hợp cho người không đủ sức khỏe tiếp nhận những ca phẫu thuật lớn.

Nghiên cứu đã thử nghiệm trên xương thỏ, bước đầu chứng minh hoạt chất có khả năng hàn gắn, làm đầy và tái tạo xương trong 2 tháng đầu.

Cập nhật: 15/02/2019 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video