Tiền: bẩn khủng khiếp!

Một thử nghiệm nho nhỏ tại Viện vệ sinh dịch tễ TƯ cho thấy, trong mỗi gam tiền giấy có hơn 200 triệu vi khuẩn hiếu khí và khá nhiều khuẩn gram âm. Trên tiền kim loại, lượng vi khuẩn được tìm thấy thấp hơn hàng trăm nghìn lần.

Tiền giấy dễ lưu cữu vi khuẩn hơn tiền polymer

Có một thứ dù biết là rất bẩn nhưng người ta không thể không mang theo người, đó là tiền. Tuy nhiên, đa số chúng ta không biết được đồng tiền thực sự bẩn đến mức độ nào.

Các chuyên gia đã đếm lượng vi khuẩn và nhận thấy trong một gam tiền giấy có tới 210 triệu vi khuẩn hiếu khí (chỉ hoạt động được trong môi trường có không khí) và 32.000 vi khuẩn gram âm. Trên 2 đồng tiền xu chỉ có 470 vi khuẩn hiếu khí và không có khuẩn gram âm (có thể môi trường tiền xu không thuận lợi cho nó phát triển). Ngoài ra, trên các đồng tiền còn có nhiều Bacillus, loại vi khuẩn tồn tại trong không khí, chủ yếu gây bệnh đường ruột.

Ông Nguyễn Văn Toản, Phó cục trưởng cục Phát hành kho quỹ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết, bẩn nhất là loại tiền giấy cotton do đặc tính thấm hút và lưu giữ tạp khuẩn rất cao. Trong các kho chứa tiền đợi tiêu hủy, chỉ sau một vài ngày, nấm mốc đã sinh sôi nảy nở, tiền bốc mùi hôi thối. Tiền polymer và tiền xu sạch hơn vì ít tính thấm hút nên vi khuẩn không có nhiều điều kiện lưu cữu, giảm khả năng lây lan các bệnh tật.

Hiện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn thường xuyên thu đổi tiền cũ cho dân. Nhưng tiêu chuẩn thu đổi quá thấp, chỉ áp dụng với những đồng tiền gần như không thể sử dụng được nữa như rách nát, bị viết vẽ nhiều, có vết ố bẩn đậm. Người dân cũng không có thói quen đổi tiền cũ vì tâm lý ngại ngần và do khoảng cách giữa ngân hàng với hầu hết người dân, nhất là dân nghèo, vẫn còn xa xôi.

Làm thế nào để tiền đỡ bẩn?

Tiến sĩ Bình Minh cho biết, các chuyên gia vệ sinh dịch tễ thường sát khuẩn bằng một số hóa chất và đèn chiếu tia cực tím. Nhưng với tiền, điều này thật khó khả thi, bởi tiền không bao giờ nằm yên một chỗ mà luôn luân chuyển. Theo bà Minh, việc khử khuẩn nên được làm định kỳ tại các ngân hàng có chức năng phát hành và lưu thông tiền mặt. Tuy nhiên, với lượng tiền quá lớn, điều này rất khó thực hiện. Vì vậy, cách tốt nhất là mỗi người nên rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với tiền. 

Theo Khoa Học & Đời Sống
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video