Tiếp tục hoãn kế hoạch xây đập tại Lào

Ủy hội sông Mekong (MRC) nhất trí chưa đưa ra quyết định về dự án đập Xayaburi tại Lào để nghiên cứu thêm về tác động môi trường của dự án.

Xayaburi là một trong 12 công trình thủy điện của nhiều nước dự kiến đặt trên dòng chính của sông Mekong. Công trình nằm hoàn toàn trong lãnh thổ của Lào, cách đồng bằng sông Cửu Long 1.930km. Hầu hết sản lượng điện sẽ được Lào bán cho Thái Lan.

Trong cuộc họp cấp bộ trưởng của MRC hôm 8/12, các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã đạt được một sự đồng thuận. Các bộ trưởng đồng ý sẽ tiếp cận chính phủ Nhật Bản và các đối tác phát triển quốc tế để tiến hành thêm các nghiên cứu về quản lý bền vững sông Mekong, bao gồm những tác động của các dự án thủy điện trên dòng chảy chính.


Một đoạn sông Mekong

“Các quốc gia phía hạ lưu sông Mekong đã có một bước đi tích cực, thể hiện vai trò quản lý vững vàng đối với một trong những nguồn tài nguyên quan trọng và quý báu nhất khu vực”, tiến sỹ Jian-hua Meng, chuyên gia thủy điện bền vững Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF), bình luận.

Theo ông Meng, các nước liên quan nên tận dụng cơ hội này để đánh giá đầy đủ và thích đáng những tác động của dự án đập Xayaburi, sử dụng các biện pháp khoa học và quy trình tham vấn tốt nhất. Ông cho rằng các tổ chức tư vấn quốc tế cần phải sử dụng các phương pháp quốc tế tối ưu chứ không phải bằng các quy trình ngắn và dễ dàng nhất khi nghiên cứu tác động của đập.

Hiện MRC chưa xác định được thời gian sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về dự án đập Xayaburi trên dòng chảy chính.

Dự án đập Xayaburi vấp phải sự chỉ trích của giới khoa học và dư luận trong năm qua do chưa đưa ra các thông tin đầy đủ về tác động của đập đối với đa dạng sinh học, thủy sản và dòng chảy trầm tích.

Hồi tháng 4, Ủy ban Liên hợp của MRC đã không đạt được thỏa thuận về dự án đập Xayaburi và đã chuyển giao quyết định cuối cùng lên cấp bộ trưởng.

Với độ dài 4.800km và chảy dọc theo Biển Đông, Mekong là dòng sông dài nhất tại vùng Đông Nam Á. Nó cũng là một trong những dòng chảy cuối cùng trên thế giới chưa bị biến đổi. Hạ lưu sông Mekong tạo sinh kế cho hơn 60 triệu người bằng nguồn thủy sản giàu có. Hơn 700 loài cá nước ngọt sinh sống ở khu vực này, trong đó có cá tra dầu - loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video