Tiết kiệm tiền là tốt nhưng đừng mù quáng: 3 loại tiền nên tiêu để sinh lợi nhuận

Kiếm tiền là tự giác cao nhất của người trưởng thành, còn tiêu tiền cho những khoản nên tiêu là lựa chọn sáng suốt nhất của người đó. Mong rằng chúng ta sẽ học cách tiết kiệm thông minh, ngày càng giàu có hơn trong cuộc sống vốn xô bồ và hối hả này.

Tam Mao từng nói: "Trên đời này, hài kịch có thể được sản xuất mà không cần dùng đến tiền, nhưng hầu hết các bi kịch trên thế giới xảy ra đều liên quan đến tiền". Wilde cũng từng nói: "Khi còn trẻ, tôi từng nghĩ rằng tiền là thứ quan trọng nhất trên đời, nhưng bây giờ khi đã già, tôi biết điều đó là đúng ".

Không chỉ có hai người họ mà tất cả mọi người đều hiểu tầm quan trọng của tiền bạc. Nhưng không phải cứ càng tiết kiệm thì càng có được nhiều tiền. Bạn chỉ có thể ngày càng giàu lên nếu tiêu 3 loại tiền này trong cuộc sống.

1. Tiền bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình thì đừng tiếc

Đồng nghiệp của tôi tên là Mai, cô ấy bị phát ban khắp mặt, nhưng cô phớt lờ và bệnh của cô cứ tái đi tái lại nhiều lần.

Sau đó, một người bạn giới thiệu cô đến một vị bác sĩ nổi tiếng đang công tác tại bệnh viện lớn của thành phố. Bác sĩ hỏi cô: "Cô sống trong một căn phòng tối và ẩm ướt lâu chưa?" Sau đó, Mai mới thú nhận rằng để tiết kiệm tiền, cô đã thuê một căn nhà kho cũ, không có cửa sổ và khá kín gió. Cô ở đó đã được hơn một năm. Bác sĩ cho biết thuốc điều trị chỉ là giải pháp tạm thời, cách tốt nhất để chữa bệnh là chuyển đến nơi có ánh nắng và thoáng gió.

Mai rất hối hận vì mình đã không chi tiền vào đúng chỗ. Cô tự hứa sẽ bỏ tiền ra thuê một căn nhà tốt hơn, bởi vì chi phí chữa bệnh còn đắt hơn cả tiền thuê nhà. Tiếc vài triệu đồng để thuê ngôi nhà khang trang, ngược lại bị bệnh và tốn rất nhiều tiền, cái giá này đúng là rất đắt.

Không chỉ có Mai mà nhiều người khác cũng có suy nghĩ như thế. Vì đồng tiền làm ra rất cực khổ, họ không dám dùng đồ tốt, vì nghĩ làm như vậy là hoang phí. Cũng giống như một số ông bà cụ trong gia đình chúng ta, ngày xưa ăn uống kham khổ, có gì ngon cũng để dành lại lần sau ăn tiếp. Cứ như vậy mà thói quen đó hằn sâu trong tâm thức của họ. Nhưng ngày nay khi mức sống của con người dần cải thiện, được ăn ngon một chút thì một số người già lại không dám ăn, thức ăn thừa không đành lòng vứt đi mà để dành lại dùng tiếp, họ luôn nghĩ rằng đồ ăn bỏ thì phí, dù sao cũng bỏ vào bụng cho qua bữa. Hậu quả là bị đau bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, vừa mất tiền chữa bệnh, vừa hại sức khỏe. Bạn biết đấy, bao nhiêu thức ăn thừa, bao nhiêu núi vàng, bạc chẳng đáng là bao cho sức khỏe của chúng ta. Có sức khỏe, chúng ta có thể tạo ra tiền bạc nhưng khi sức khỏe mất đi, bạn có nằm trên đống vàng cũng vô ích. Hãy trân trọng sức khỏe và nếu gặp vấn đề về sức khỏe, đừng tiếc tiền nhé!

Như có câu nói: Người ăn mày khỏe mạnh dù sao cũng hạnh phúc hơn làm vua. Nếu không có sức khỏe, cuộc sống sẽ không được hạnh phúc.

Khi mới ra trường, để tiết kiệm tiền mua mỹ phẩm, son phấn, tôi thường bỏ bữa. Mỗi ngày, tôi chỉ ăn hai bữa, thậm chí ngày nào chán, có khi tôi chỉ ăn một bữa. Mấy năm đầu, tôi không có cảm giác gì, nhưng về sau thường xuyên đau bụng âm ỉ, đi khám thì bác sĩ cho biết là viêm dạ dày mãn tính.

Bây giờ tôi thậm chí không thể ăn kem, lẩu và những món ăn có vị cay, nếu thời gian quay trở lại, tôi không muốn mua mỹ phẩm hay quần áo nữa, tôi sẽ mua những món ăn ngon, sẽ đối đãi với cái dạ dày của mình hơn.

Tiết kiệm chi phí sức khỏe để đổi lấy những thứ nhất thời là một việc làm ngu ngốc, gây ra những mất mát không đáng có.

2. Đừng tiếc tiền để phát triển bản thân

Doãn Thanh Vân đã chia sẻ câu chuyện của mình trong chương trình "Câu chuyện tuyệt vời" trước đông đảo người hâm mộ và điều thú vị hơn nữa là câu chuyện cô vay 3,3 tỷ để đi học.

Thanh Vân sinh ra tại một vùng núi nhỏ ở Quý Châu (Trung Quốc). Từ bé, cô học hành rất siêng năng, khi học tiến sĩ, cô đã chọn khoa luật với hy vọng có thể mang lại công lý cho người dân. Cô muốn học tiến sĩ luật tại Harvard, ngôi trường danh giá hàng đầu thế giới nhưng gia đình không kham nổi học phí đắt đỏ nên gia đình cô kiên quyết vay 3,3 tỷ đồng cho con gái chi trả học phí.

Có người nhận xét rằng khoản vay này có thể trả hết trong năm đó không? Thanh Vân nói: "Đúng là tôi nợ một khoản tiền là 3,3 tỷ đồng, nhưng tôi vẫn còn 10 năm để trả lại. Tôi có thể làm việc chăm chỉ để trả nợ đồng thời tận hưởng cuộc sống tươi đẹp này."

Những người không muốn tiêu tiền để phát triển bản thân, thay đổi hiện tại có thể cả đời họ sẽ không thể thoát nghèo, thậm chí đến đời cháu của họ vẫn không thể thoát nghèo được. Ngược lại, những người sẵn sàng chi tiền để đầu tư cho bản thân có thể ở thời điểm hiện tại họ rất nghèo, nhưng tương lai của họ là vô hạn.

Ở một số vùng nghèo khó, họ đã bị lý thuyết "học làm gì cho khổ, học là vô ích" làm lu mờ tư duy. Nhiều trẻ em bỏ học khi còn nhỏ để đi làm vì đồng tiền, thậm chí có nhiều thanh thiếu niên chọn làm những công việc nặng nhọc thay vì đi học tiếp vì họ nghĩ lo cho cái bụng sẽ tốt hơn lo cho cái não và kiếm tiền tốt hơn kiếm con chữ.

Bởi vì không được giáo dục đầy đủ nên nhiều thế hệ người nghèo vẫn mãi nghèo, nhưng chẳng ai chịu bứt phá để thoát nghèo.

Có người nói học đại học không xứng đáng, lương sinh viên đại học không bằng lao động nhập cư.

Một sinh viên đại học mới ra trường có thể chỉ có lương từ 4-5 triệu đồng trong khi một công nhân lành nghề trong dây chuyền lắp ráp của nhà máy có lương từ 9-10 triệu một tháng. Vậy là vào đại học dường như vô ích. Tuy nhiên, sau 3 năm 5 năm, hay 10 năm 20 năm sau sẽ ra sao? Nếu bạn chịu khó học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và chịu đầu tư vào bản thân thì không chừng vài năm sau, mức lương của bạn sẽ tăng từ 4 triệu lên vài chục triệu đồng.

Một số người sẵn sàng chi nửa tháng lương để mua quần áo, nhưng họ lại tiếc hùi hụi khi bỏ một số tiền để học một số kỹ năng hữu ích cho sự nghiệp của họ. Một số người thà tiêu tiền vào những chầu trà sữa, trà chanh, đồ ăn vặt nhưng lại tiếc rẻ tiền mua một quyển sách. Còn những những người thông minh sẽ không bao giờ keo kiệt với những đồng tiền có lợi cho sự phát triển bản thân và tri thức của họ.

Những người đốt tiền vào những thứ vật chất ngoài thân, ăn diện xa xỉ chỉ thấy được lợi ích trước mắt mà đánh mất tiền đồ của mình, còn những người thông minh biết nhìn vào lợi ích dài hạn và lập kế hoạch cho cuộc sống thay vì đổ tiền vào những lợi ích thức thời.

Cùng một số tiền, nếu bạn dùng vào việc ăn uống, vui chơi thì tiêu xài cũng hết, không có hồi sinh lại. Nhưng nếu bạn sử dụng nó để làm giàu kỹ năng và nâng cao kiến ​​thức của mình, thì kết quả đầu ra và lợi nhuận sẽ nhiều hơn giá trị này.

Có thể không có lợi nhuận lúc đầu, nhưng về lâu về dài, số tiền được sử dụng để tăng trưởng sẽ trở lại với bạn một cách bạn không ngờ tới theo bội số trong tương lai.

3. Đừng tiếc tiền bạn để mua thời gian

Có một câu nói ở Thụy Điển như sau: "Tiền có thể tích trữ được, nhưng thời gian thì không thể. Cách bạn sử dụng thời gian quyết định chất lượng cuộc sống của bạn."

Một tấc vàng khó mua được một tiếng đồng hồ, số tiền đã bỏ ra có thể kiếm lại nhưng thời gian đã lãng phí rồi thì không có cách nào bù đắp được.

Tôi đã từng xem một câu chuyện như vậy:

Hai cô gái cùng công ty, Lam và Lý, có cùng vị trí và mức lương như nhau. Để tiện cho việc đi làm, Lam thuê nhà ở ngoại ô, giá thuê rất rẻ nhưng thời gian đón xe đi làm và về nhà mất 3 tiếng, do dành quá nhiều thời gian cho việc đi lại trên đường nên Lam hầu như không có thời gian rảnh rỗi, ngày nào cũng đi làm về rồi lăn ra ngủ sau khi ăn xong, hôm sau dậy sớm. Nhanh lên để bắt xe buýt.

Còn Lý thuê một căn nhà gần công ty, sau khi trả tiền thuê nhà, tuy cô chỉ còn lại chút tiền chi tiêu nhưng cô có thể đi bộ đến công ty 10 phút mỗi ngày, cô dành thời gian rảnh rỗi để đọc và viết.

Trong năm đầu tiên, cuộc sống của Lý gặp khó khăn về tài chính. Lam nói rằng thuê một ngôi nhà đắt tiền như vậy là một sự lãng phí tiền bạc.

Năm thứ hai, Lý bắt đầu kiếm được một số tiền từ công việc viết bản thảo, nhờ cố gắng nên năm thứ ba, thu nhập từ việc viết lách của Lý đã vượt quá mức lương của cô. Đến năm thứ tư, Lý đã chuyển sang một công việc tốt hơn nhờ viết lách và tất nhiên thu nhập của Lý cũng tăng lên hàng chục triệu đồng.

Còn Lam vẫn đang làm công việc ban đầu của mình, dẫn đến mức tăng lương chưa đến 6 triệu đồng.

Hai con người có xuất phát điểm giống nhau lại có tương lai hoàn toàn khác nhau vì thái độ đối với thời gian và tiền bạc khác nhau.

Những người dành thời gian để tiết kiệm ngày càng có ít thời gian và tiền bạc hơn. Người tiêu tiền để tiết kiệm thời gian làm mọi thứ ngày càng hiệu quả hơn, tạo ra giá trị ngày càng cao và tự nhiên người đó cũng trở nên giàu có hơn.

Trên Internet có một câu hỏi như sau: "Trên đời này thiếu thứ gì đáng sợ nhất?" Câu trả lời đáng ca ngợi nhất chính là: "Điều đáng sợ nhất trên đời này không phải là thiếu tình yêu hay tâm hồn và đôi mắt, mà là thiếu tiền". Ai cũng sợ thiếu tiền, nhưng đừng chỉ biết tiết kiệm tiền một cách mù quáng.

Chỉ khi có một cơ thể khỏe mạnh, bạn mới có thể có "vốn" để kiếm tiền liên tục. Hãy để bản thân phát triển không ngừng, khả năng kiếm tiền của bạn sẽ tiếp tục phát triển. Hãy nâng cao hiệu quả công việc thì khả năng kiếm tiền của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

Vì vậy, ba loại tiền này không thể tiết kiệm được.

Kiếm tiền là tự giác cao nhất của người trưởng thành, còn chi tiền cho những khoản nên chi là lựa chọn sáng suốt nhất của người đó, mong rằng chúng ta sẽ ngày càng giàu có hơn trong cuộc sống vốn xô bồ và hối hả này.

Hi vọng bạn sẽ tiết kiệm tiền một cách khôn ngoan hơn và trở nên sung túc hơn.

Cập nhật: 13/11/2020 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video