Tiết lộ sự thật phũ phàng về đồ ăn mà bạn vẫn tin sái cổ

Bạn tin vitamin sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh hay nước ép giúp giải độc cơ thể. Đó là một trong những sự thật sai lầm mà bạn vẫn tin sái cổ mỗi ngày. Và đây là cách khoa học vạch trần.

1. Bột ngọt khiến chúng ta mỏi mệt

Lầm tưởng này đến từ bài viết của một vị bác sĩ trên Tuần Báo Y học Anh quốc (New England Journal of Medicine) vào năm 1968. Ông đưa ra một thuật ngữ là "“Hội chứng nhà hàng Trung Quốc" để mô tả một loạt các triệu chứng bao gồm tê liệt và suy nhược.

Tuy nhiên, mặc cho “cáo buộc” về tác dụng bột ngọt của vị bác sĩ, các nghiên cứu lại đưa ra những kết luận khác. Theo Hiệp hội Hoá học Hoa Kỳ, bột ngọt có thể ảnh hưởng đến một số ít người sử dụng với số lượng rất lớn khi dạ dày rỗng, nhưng nó hoàn toàn an toàn cho mọi người".


Hiệu ứng giả dược là lí do phù hợp nhất để giải thích cho việc ăn bột ngọt cảm thấy mệt mỏi.

Do đó, bột ngọt chỉ đơn thuần là một axit amin kết hợp với nguyên tử natri. Hiệu ứng giả dược là lí do phù hợp nhất để giải thích cho việc ăn bột ngọt cảm thấy mệt mỏi.

2. Cà phê kích thích sự phát triển của trẻ em

Tất nhiên lại không có bằng chửng nào đủ chắc chắn để chỉ ra tác hại của cà phê với sự phát triển xương của trẻ em. Ở người lớn, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng việc tiêu thụ caffein tăng lên có thể hạn chế một phần việc hấp thu canxi, nhưng tác động quá nhỏ đến mức chỉ cần một muỗng sữa sẽ cân bằng lại các tác động tiêu cực của một tác trà hay cà phê.Và kẻ đứng đằng sau “hiểu nhầm” này lại là quảng cáo. Bắt nguồn từ quảng cáo của một hãng sản xuất ngũ cốc tên C.W.Post đưa ra một quảng cáo cho loại thức uống buổi sáng tên “Postum” như giải pháp thay thế cho cà phê. Vì thế nội dung đã biến cà phê thành một loại “chất độc thần kinh” đối với trẻ em. Vậy là người ta đều nghĩ cà phê chẳng hề tốt cho lũ trẻ.

3. Mặc thật nhiều áo ấm sẽ hết lạnh

Nhiều người tưởng bị cảm do ăn mặc phong phanh. Virus cảm lạnh mới là “thủ phạm” đằng sau tất cả. Cũng không có bằng chứng nào cho thấy việc ra ngoài vào mùa đông với mái tóc chưa khô có thể gây cảm lạnh, nó chỉ đơn thuần làm giảm thân nhiệt nói chung. Thậm chí một số nghiên cứu còn cho thấy việc tiếp xúc với cái lạnh có thể làm săn chắc, tăng độ chống chịu của cơ thể.

Tuy nhiên, vẫn có một số lý giải về việc tại sao chúng ta dễ bị cảm lạnh hơn vào mùa đông. Các nhà khoa học cho rằng việc chúng ta ít di chuyển xa khu dân cư vào mùa đông rút ngắn khoảng cách lây lan của vi-rút từ người qua người. Do đó, mật độ và tốc độ phát triển của virus nhanh hơn. Vì thế, thời gian nhiễm bệnh và hồi phục đều thấp hơn.

4. Uống thật nhiều vitamin sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh


Chúng ta đều nên hấp thụ vitamin từ nguồn tự nhiên hơn là uống thuốc bổ sung.

Nhiều quảng cáo luôn khiến chúng ta nghĩ là vitamin như một loại thuốc “thần dược”, một vỉ vitamin mỗi ngày có thể đẩy lùi mọi loại vi rút gây bệnh.Nếu thật thế thì người ta không đau đáu nghiên cứu những phương pháp những căn bệnh nan y suốt hàng thập kỷ này. Hơn thế, một số báo cáo còn cho thấy, sử dụng vitamin quá liều còn tăng nguy cơ gây ra một số loại bệnh ung thư. Ngoại trừ những người bị suy dinh dưỡng, chúng ta đều nên hấp thụ vitamin từ nguồn tự nhiên hơn là uống thuốc bổ sung.

5. Rượu trước bia sau chỉ có chết, bia trước rượu thì chẳng sao hết

Có thể bạn đã từng nghe mọi người rỉ tai về mẹo uống bia rượu này trước đây. Vậy thực hư như thế nào?Tất nhiên là không đúng rồi! Vì với bất cứ loại đồ uống có cồn nào, sử dụng thiếu kiểm soát sẽ gây ra những kết quả tệ hại thôi, dù bia hay rượu.Tuy nhiên, có một vài cách lí giải cho lời truyền miệng trên. Một số nghiên cứu cho thấy những người uống các đồ uống có cồn hỗn hợp sau khi uống bia (khi mà sự nhận thức và lý trí không còn tỉnh táo) sẽ ít có khả năng kiểm soát tửu lượng và do đó, họ sẽ uống nhiều hơn trước.Ngoài ra, một số nghiên cứu khác thì cho thấy cơ thể có khả năng chuyển hóa đồ uống hỗn hợp tốt hơn đồ uống có nồng độ cồn cao. Vì thế, khi uống rượu vào dạ dày có bia sẽ tạo ra một loại thức uống hỗn hợp giúp cơ thể tiêu hóa nhanh hơn.Dù sao thì rượu, bia quá đà không qua giờ tốt!

6. 90% thân nhiệt giảm qua phần đầu

Theo bác sĩ Aaron E. Carroll và bác sĩ Rachel C. Vreeman, tác giả của cuốn sách: "Đừng nuốt kẹo cao su: Những lầm tưởng, sự thật nửa vời và những lời nói dối trắng trợn về cơ thể và sức khỏe của bạn", cho biết: “Thân nhiệt giảm qua bất kì phần cơ thể nào tiếp xúc trực tiếp với môi trường, chứ không riêng gì phần đầu". Thế nên nếu bạn quên đội mũ vào ngày trời se lạnh, nhiệt độ cơ thể thoát ra qua phần đầu. Tương tự, nếu mặc quần lửng, nhiệt sẽ thoát theo phần chân.

7. Chỉ bơi sau khi ăn một giờ đồng hồ nếu không sẽ bị chết đuối


Nếu chẳng may gặp tình trạng này, hãy thả lỏng cơ và gọi nhanh người gần nhất để nhờ giúp đỡ.

Người lớn hay dặn trẻ nhỏ chỉ được đi bơi sau khi ăn xong 30 phút đến một tiếng. Phần đông giải thích rằng sau thời gian ăn, máu trong cơ thể sẽ vận chuyển đến dạ dày nhiều hơn để giúp tiêu hóa thức ăn, nên lượng máu đến cơ bắp thấp hơn dễ gây ra hiện tượng chuột rút.

Thực tế, chẳng hề có bằng chứng về sự liên quan của việc chết đuối, chuột rút đến việc bơi lội với một cơ thể đang no. Nếu chẳng may gặp tình trạng này, hãy thả lỏng cơ và gọi nhanh người gần nhất để nhờ giúp đỡ.

8. Tốn 7 năm để tiêu hóa kẹo sing-gum nếu chẳng may nuốt vào

Nhiều người vô cùng lo ngại cho thư kí truyền thông Sean Spicer của Trump khi ông này mỗi ngày ăn và nuốt gần nửa lọ kẹo sing-gum. Thực ra thì ông ta sẽ không sao vì kẹo sing-gum cũng tương tự như những thức ăn khó tiêu hóa hoặc không cần thiết cho cơ thể sẽ đi vào ruột và bị đào thải ra ngoài. Tiến sĩ Michael Pocco từ bệnh viện Mayo nói thêm: “Không một số trường hợp hiếm, sing-gum kết hợp với chứng táo bón có thể gây tắc ruột ở trẻ em. Ngoài ra, việc nuốt kẹo sing-gum hầu như vô hại".

9. Mỗi loại rượu sẽ ảnh hưởng khác nhau đến hành vi say xỉn

Vài người nói khi uống rượu họ thường buồn ngủ, uống bia họ thường căng thẳng, uống whisky họ thường muốn cãi vã. Có phải chăng, các loại đồ uống có cồn khác nhau.Nhưng theo nhà nghiên cứu dược phẩm Paul Clayton, Viện thực phẩm, não và hành vi của Oxford đã nói với The Guardian rằng "Rượu nào cũng là rượu và tác dụng của chúng đến con người đều như nhau”.

Từ năm 1960, nhiều nghiên cứu khoa học được tiến hành cho thấy chúng ta "học" cách ứng xử trong khi say rượu, và hành vi say rượu thực tế là sự hồi đáp hành động trực tiếp dựa theo những kì vọng ban đầu. Ví dụ như nếu chúng ta muốn nhảy điên cuồng khi uống vodka, ắt hẳn khi say chúng ta sẽ làm điều tương tự.

10. Nước ép sẽ giúp bạn “giải độc” cơ thể


Nước ép trái cây vô tình loại bỏ những chất xơ bổ dưỡng có trong trái cây, rau củ.

Đây là một trong những hiểu lầm cực kì tai hại. Trước hết, cơ chế tự nhiên của cơ thể luôn tự loại bỏ các chất độc hại qua gan, thận, và đường tiêu hóa – nước ép không giúp đẩy nhanh quá trình này. Thứ hai, nước ép trái cây vô tình loại bỏ những chất xơ bổ dưỡng có trong trái cây, rau củ. Và các loại nước ép có hại cho bạn không thua kém gì soda.

11. Bạn phải uống đủ 8 ly nước mỗi ngày

Việc giữ nước cho cơ thể là rất quan trọng nhưng phải uống đúng 8 ly nước một ngày thì chưa hẳn.Các nghiên cứu tiến hành nhiều thí nghiệm trên người khỏe mạnh đều không thấy sự liên quan của lượng nước nạp vào cơ thể với các bệnh lý về thận, tim, da hay nồng độ natri. Không riêng nước uống, chúng ta hấp thụ nước thông qua thức ăn bình thường. Tuy nhiên, nước lọc là loại đồ uống chứa 0 ca-lo nên nó luôn được xếp là loại thức uống tốt nhất cho cơ thể, đặc biệt là với những người cần ăn kiêng.Dù sao hãy uống nước ngay khi cơ thể thấy khát, nhưng bạn không cần phải đếm số ly nước hàng ngày đâu nha.

Cập nhật: 14/06/2017 theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video