Tìm hiểu hóa thạch bộ não lâu đời nhất thế giới

Hóa thạch bộ não 500 triệu năm tuổi có thể cung cấp thêm nhiều manh mối nghiên cứu về quá trình tiến hóa của sinh vật trên Trái Đất.

Hóa thạch bộ não lâu đời nhất thế giới

Hóa thạch bộ não cổ xưa thuộc loài giáp xác Odaria alata, có niên đại 500 triệu năm tuổi, được xem là một trong những bộ não lâu đời nhất thế giới. Nó trông giống một chiếc tàu ngầm với cấu trúc giống đôi mắt lớn phía ở phần cuống não. "Mắt" và phần dẹt cứng được kết nối là thông qua các dây thần kinh xuất phát từ phần phía trước não.


Hóa thạch của loài Odaria alata. (Ảnh: Jean Bernard Caron/Royal Ontario Museum)

Javier Ortega-Hernandez, tác giả nghiên cứu đăng trên tạp chí Current Biology, cho rằng bộ não thô sơ xuất hiện trước khi có phần đầu, và phần đầu nhiều khả năng xuất hiện sau đó để bảo vệ não.

"Những gì chúng ta thấy trong hóa thạch là một trong những bước chuyển đổi quan trọng giữa sinh vật thân mềm giống như sâu và động vật chân đốt với bộ khung xương ngoài cứng", ABC Science dẫn lời Ortega-Hernandez nói.

Giai đoạn tiến hóa trong thời kỳ bùng nổ kỷ Cambri, cách đây khoảng 500 triệu năm, tạo ra nhiều loài sinh vật có lớp phủ bên ngoài (khung xương), phần đầu và khớp ở phần chi. Trước thời kỳ này, động vật trên Trái Đất chủ yếu bao gồm các loài thân mềm như tảo và sứa.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video