Tìm hiểu nguồn gốc trái đất qua nghiên cứu thiên thạch

Một phần vật liệu cấu tạo nên trái đất là thiên thạch có nguồn gốc trong vũ trụ. Theo học giả Phipipp Heck đến từ Đại học Chicago và các đồng sự của mình, những thiên thạch đó trẻ hơn so với các dự đoán của các lý thuyết hiện hành.

Để phục vụ cho phân tích của mình, Heck và đồng sự nghiên cứu 22 tinh thể lấy từ thiên thạch Murchison. Tinh thể của thiên thạch Murchison bị văng ra ngoài vũ trụ từ các ngôi sao chết khoảng 4.5 tỉ năm trước, trước khi hệ mặt trời ra đời. Nhờ thành phần cấu tạo khác biệt, các nhà khoa học biết được rằng những tinh thể này được tạo thành bên ngoài hệ mặt trời.

Học giả trường Đại học Chicago Phipipp Heck cùng mẫu vật thiên thạch Allende. Phần màu tối trên thiên thạch chứa các tinh thể bụi được hình thành trước cả hệ mặt trời. Thiên thạch Allende cùng loại với thiên thạch Murchison, đối tượng của nghiên cứu này. (Ảnh: Dan Dry)

Heck cho biết “Neon được sinh ra trong sự bức xạ tia vũ trụ. Sự tập trung của neon cho phép ta xác định khoảng thời gian một thiên thạch tồn tại trong vũ trụ là bao lâu.” Nhóm nghiên cứu của ông cho biết 17 tinh thể trong số này tồn tại trong vũ trụ trong thời gian từ 3 triệu tới 200 triệu năm, thấp hơn nhiều so với con số 500 triệu năm được ước tính trước đó. Chỉ 3 tinh thể trong số này có thời gian tồn tại như dự tính. Hai tinh thể còn lại cho ra kết quả không đáng tin cậy.

“Biết được tuổi đời của thiên thạch có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết về tiến trình hình thành của sao và của hệ mặt trời.” Nhóm nghiên cứu cho biết thêm: trước khi có mặt trời, việc hình thành các ngôi sao một cách dày đặc đã sản sinh ra lượng bụi khổng lồ; điều này giải thích cho sự khác nhau về mặt thời gian.

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Cơ quan quản lý hàng không và vũ trụ quốc gia Mỹ, Quỹ khoa học quốc gia Thuỵ Sỹ, Đại học quốc gia Australia, và Hội đồng quốc gia về phát triển khoa học và công nghệ Brazil.

Tham khảo:

Philipp R. Heck, Frank Gyngard, Ulrich Ott, Matthias M. M. Meier, Janaína N. Ávila, Sachiko Amari, Ernst K. Zinner, Roy S. Lewis, Heinrich Baur, and Rainer Wieler. Interstellar Residence Times of Presolar SiC Dust Grains from the Murchison Carbonaceous Meteorite. The Astrophysical Journal, 2009; 698 (2): 1155 DOI: 10.1088/0004-637X/698/2/1155

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video