Tìm hiểu thêm về hổ Tasmania

Loài thú này có tên chó sói túi, hay còn gọi là hổ Tasmania. Chúng là loài thú ăn thịt có túi, với bộ dạng cơ thể của một con sói, nhưng lại có những sọc vằn trên lưng của một con hổ. 

Tên khoa học của chúng là Thylacinus cynocephalus. Sinh vật này xuất hiện đầu tiên ở Úc và Papua New Guinea. Chúng biến mất trên đại lục Australia, và chỉ còn tìm thấy ở đảo Tasmania, miền nam Úc.

Vào thập niên 1800, nông dân châu Úc buộc tội chúng là loài tấn công cừu, làm thất bát mùa màng của nông dân. Với sự hung dữ, cùng bộ răng vô cùng sắc, cái miệng rộng, chúng thực sự là những kẻ săn mồi hung tợn.

Nhóm nghiên cứu, do nhà cổ vật học Stephen Wroe tại Đại học Sydney đứng đầu, đã nghiên cứu hộp sọ của 39 con vật săn mồi trên toàn thế giới, và khẳng định sói túi có cú ngoạm mạnh gấp 3 lần một con chó với cân nặng tương đương. Điều đáng ngạc nhiên là trong một số trường hợp, có những con vật nhỏ hơn lại có cú cắn mạnh hơn cả những con lớn.

Nhà cổ vật học Stephen Wroe nói: "Trong số những sinh vật hiện đại, hổ Tasmania giành danh hiệu vô địch cho cú cắn khoẻ nhất tương ứng với kích cỡ cơ thể. Chúng đã bị con người coi là kẻ thù và bị săn lùng ráo riết. Người ta dùng đến súng săn, thuốc độc và bẫy để tiêu diệt chúng. Chính quyền trao cả phần thưởng cho những người giết được nhiều chó sói túi. Và sau 70 năm săn lùng, chúng được cho là tuyệt chủng".

Con sói túi cuối cùng được biết đến đã chết vào năm 1936 ở một vườn thú ở Tasmania. Tuy nhiên, nhiều ghi nhận cho rằng chúng vẫn còn trong tự nhiên. Chúng sống ẩn dật trong những vùng rừng núi rất sâu và tránh xa con người.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác lại có kết luận hoàn toàn trái ngược. Marie Attard, thuộc Đại học New South Wales, chỉ ra rằng hộp sọ của con vật lõm sâu khi cắn con mồi làm cho hàm của chúng không đủ khỏe. Hàm của con vật này được cho là khá yếu ớt, nên chỉ bắt được những con vật nhỏ hơn cơ thế của nó.

Phát hiện này nhằm cố gắng thức tỉnh con người cần có cái nhìn khách quan, khoa học, trước khi đưa ra hành động, nhằm tránh hậu quả đáng tiếc, gây tuyệt chủng cho một loài vật từng sinh sống hàng triệu năm trên hành tinh. Một nhóm các nhà kinh tế môi trường Mỹ và Hà Lan đang tiến hành nghiên cứu xem liệu nhu cầu tiêu diệt loài sói này 100 năm trước đây có dẫn đến sự tuyệt chủng của chúng vào năm 1936 như các nhà khoa học vẫn nghĩ hay không.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng áp lực kinh tế không thể dẫn đến sự biến mất của sói có túi Tasmania. Việc loài thú kỳ lạ này giảm số lượng theo thời gian, rồi biến mất là do môi trường sống của chúng bị thu hẹp, đất nông nghiệp thay thế cho các vùng đất hoang hóa. Cùng với đó là tốc độ săn bắn quá mạnh.

Tiến sĩ Stephen Wroe đưa thêm những lý do như mất con mồi ưa thích, phải đấu tranh với nhiều loài chó hoang, bệnh tật, cháy rừng. Các nhà khoa học hiện đang tính toán việc tiến hành nhân bản vô tính loài sói này từ những tiêu bản còn lưu trữ trong các bảo tàng.

Theo VTC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video