Tìm ra cơ chế gây nên căn bệnh tự hủy hoại mình

Các nhà nghiên cứu đã khám ra cách mà một số phân tử trong cơ thể người có thể gây ra bệnh tự miễn (Autoimmune Diseases - bệnh tự hủy hoại cơ thể).

Họ đã có những bằng chứng cơ học đầu tiên để lý giải nguyên nhân thật sự gây ra căn bệnh đáng sợ này.

Bệnh tự miễn là căn bệnh mà có hơn 50 triệu người Mỹ mắc phải. Mặc dù càng ngày con người càng biết cách để làm dịu các triệu chứng của nó, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa được trang bị kiến thức đầy đủ để hiểu về những điều cơ bản nhất của chứng bệnh.

Richard Kitching - một trong những nhà nghiên cứu của Trường đại học Monash, Australia cho biết: "Những người bị bệnh tự miễn có mang những tế bào T. Chúng dễ khiến con người mắc bệnh nhưng cũng vừa bảo vệ ta khỏi bệnh tật. Sau nhiều nghiên cứu, cuối cùng giới khoa học đã biết điều này xảy ra như thế nào. Kết quả nghiên cứu mở ra cánh cửa cho những phương pháp điều trị mới và đúng mục tiêu đối với các căn bệnh cụ thể".

Nghiên cứu mới này đã tìm ra sự tương tác quan trọng giữa hai gene. Những gene giúp tế bào T giao tiếp với các tín hiệu phòng ngự chính xác để ngăn chặn chúng tấn công cơ thể. Nhưng đây có chính xác là một sự rối loạn tự miễn dịch?

Thông thường, hệ thống miễn dịch rất giỏi khi tấn công những "kẻ xâm lăng" từ bên ngoài tới như virus, vi khuẩn hoặc các vi sinh vật khác mà không nên có mặt ở đó. Nhưng trong các rối loạn tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch bắt đầu tấn công cả những phần cơ thể của mình vì chúng xem các tế bào đó cũng là những "kẻ lạ mặt".

Đối với bệnh tiểu đường loại 1, nó phá hủy các tế bào tạo ra insulin và với bệnh thấp khớp, các tế bào miễn dịch tấn công các khớp. Các nhà nghiên cứu cũng đã điều tra hội chứng Goodpasture (được biết đến với tên khác là bệnh Goodpasture hoặc bệnh kháng thể – kháng màng đáy cầu thận) ở chuột. Đây là một bệnh hiếm gặp xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công màng nền trong phổi và thận.


Bệnh tự miễn là một bệnh mãn tính liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. (Ảnh: Shutterstock).

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, trong cơ thể chúng ta có những protein đặc biệt hay các phân tử khiến con người bị phụ thuộc nhiều hơn hoặc ít hơn vào các phân tử - nguyên nhân gây ra các bệnh tự miễn.

Hệ thống Kháng nguyên Leukocyte (HLA) của con người là một chuỗi các gene được mã hóa với các protein để giúp đỡ hệ miễn dịch. Một số phân tử HLA nằm trên bề mặt các tế bào T, và chúng sẽ cho các tế bào miễn dịch khác nhận biết được những mảnh nhỏ của những "kẻ xâm lược" để giúp chúng phá hủy nó.

Jamie Rossjohn - nhà nghiên cứu cao cấp của Đại học Monash cho biết: "Một số phân tử miễn dịch được gọi là các phân tử HLA có liên quan đến nguy cơ gia tăng về mặt di truyền trong việc gây ra bệnh tự miễn. Trong khi đó, các phân tử HLA khác có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật".

Ví dụ, một số phiên bản của một phân tử HLA gọi là DR15 đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc những căn bệnh như hội chứng Goodpasture, bệnh đa xơ cứng và các bệnh tự miễn. Một phân tử khác, gọi là HLA-DR1 cũng có liên quan đến một số bệnh tự miễn dịch.

Cho đến hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn không biết cơ chế thật sự của những phân tử này, cũng như nguyên nhân tại sao nó lại làm gia tăng các bệnh tự miễn?

Các nhà nghiên cứu đã lai tạo những con chuột với gene DR15 hoặc gene DR1 của con người. Họ phát hiện ra rằng, những chuột mang DR15 đã bắt đầu phát triển hội chứng Goodpasture, nhưng những con mang gene DR1 hoặc cả hai gen này thì lại không mắc bệnh.

"Với căn bệnh Goodpasture, khi có phân tử DR15, nó có thể chọn và hướng dẫn các tế bào T tấn công cơ thể. Nếu chỉ tồn tại một mình trong cơ thể, các tế bào gây tổn hại này có thể tấn công các mô của cơ thể, gây ra những căn bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi thêm vào phân tử DR1 bảo vệ, những tế bào T này sẽ bị giữ lại và chúng sẽ không gây hại nữa", Kitching nói.

Mặc dù nghiên cứu này chỉ mới được thí nghiệm trên chuột, nhưng đó là một bước tiến quan trọng để hiểu được cách thức cũng như nguyên nhân khiến hệ thống miễn dịch nhìn nhận cơ thể của chính chúng như một mối đe dọa. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu mới sẽ giúp ích nhiều cho các bệnh nhân.

"Những tế bào miễn dịch bảo vệ đặc hiệu này cực kì mạnh. Vì vậy, nếu chúng ta có thể khuyến khích chúng phát triển trong cơ thể, hoặc mở rộng những tế bào của con người ở bên ngoài cơ thể và tiêm chúng vào người bệnh, chúng ta sẽ có những phương pháp điều trị hiệu quả cho người bị bệnh tự miễn", Kitching nói.

Toàn bộ nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature.

Bệnh tự miễn là một bệnh mãn tính liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Tự miễn tức là tự tạo ra miễn dịch với chính mình, do đó bệnh tự miễn là bệnh mà cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các tế bào của mình, từ đó dẫn đến hậu quả là tự mình hủy hoại mình.
Cập nhật: 09/05/2017 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video