Tìm ra cơ chế khiến bệnh ung thư "né" được hoá trị

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Tulane (Mỹ) đã xác định được các tế bào hóa kẻ ăn thịt người, nguyên nhân khiến bệnh ung thư né được hóa trị và tái phát.

Một cơ chế đáng sợ nhưng có thể là tiền đề cho các phương pháp điều trị ung thư mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Cell Biology. Theo đó, tác giả chính, tiến sĩ Crystal Tonnessen-Murray từ Đại học Tulane và các cộng sự đã phát hiện một số tế bào chỉ ngừng nhân lên khi đối diện với hóa trị, nhưng ẩn nấp mà không chết.


Tế bào "ăn thịt" màu xanh lá cây đang nuốt và tiêu hóa dần đồng loại (màu đỏ).

Các thuốc hóa trị ung thư vú thường khiến tế bào bệnh chết do tổn thương DNA. Nhưng một nhóm tế bào khôn lanh chọn cách rút vào ngủ đông để không bị hóa chất tiêu diệt như đồng loại. Để tồn tại, chúng biến thành những kẻ "ăn thịt người": ăn các tế bào lân cận để lấy năng lượng tiếp tục duy trì sự trao đổi chất. Động tác ăn thịt này cũng khiến chúng có thêm năng lượng để chống lại hóa trị. Vì vậy, số tế bào bệnh nhanh chóng giảm về số lượng nhưng không bị diệt hết.

Cơ chế này đã khiến ung thư vú và một số dạng ung thư khác bị xếp vào nhóm thường xuyên tái phát: khi các đợt điều trị qua đi, các tế bào ung thư ngủ đông này có thể thức dậy bất cứ lúc nào và tấn công lần nữa, có thể còn mạnh hơn trước. Chúng tạo ra một lượng lớn các phân tử gây viêm và nhiều yếu tố khác thúc đẩy sự tái phát khối u. Tỉ lệ sống sót khi bị tái phát khá thấp.

Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy hành vi tương tự xảy ra ở các tế bào ung thư phổi, xương, bạch cầu. Ở tế bào bạch cầu, họ còn quan sát được cách chúng đưa đồng loại đến các ngăn di động gọi là lysosome để tiêu hóa dần sau khi nuốt.

Tuy đáng sợ, nhưng phát hiện này có thể là tin vui, vì cung cấp những dữ liệu thiết thực để các nhà khoa học hiểu về cách nhiều bệnh ung thư tái phát, từ đó tạo ra các phương pháp điều trị, ngăn ngừa tái phát "trúng đích" hơn.

Cập nhật: 19/09/2019 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video