Tìm ra công nghệ đánh bay Covid-19, vaccine không còn cần thiết?

Tia cực tím có tên Far-UVC có thể sẽ mở ra một chương mới trong việc phòng chống lây nhiễm mầm bệnh trong không khí ngay tại ngôi nhà của chúng ta.

Trước đây, các đặc tính diệt khuẩn của tia cực tím C (UVC) đã được biết đến trong nhiều thập kỷ, nhưng do có nhiều nhược điểm như khả năng gây cháy nắng, ung thư da và gây hại cho mắt của bức xạ đã dẫn đến việc UVC hầu như chỉ giới hạn trong việc khử trùng thiết bị y tế.


Công nghệ này có thể được xem như một cách mới để hạn chế sự lây lan của Covid-19.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới về các bộ phát UVC có bước sóng ngắn hơn (hay còn gọi là đèn Far-UVC) cho thấy rằng tập hợp con của phổ UVC này không gây nguy hiểm cho tế bào da của chuột hoặc người, trong khi vẫn giữ được khả năng để tiêu diệt mầm bệnh trong không khí.

Các nhà nghiên cứu cho biết, công nghệ này có thể được xem như một cách mới để hạn chế sự lây lan của Covid-19 mà không yêu cầu những thay đổi đáng kể trong hành vi trong xã hội, bao gồm tuân thủ việc rửa tay diệt khuẩn, giữ khoảng cách khi giao tiếp, đeo khẩu trang hay thậm chí là tiêm vaccine.

Để xem liệu công nghệ có hiệu quả tương đương trong một căn phòng có kích thước bình thường hay không, các nhà khoa học đã lắp đặt 5 đèn Far-UVC trong một buồng khí sinh học được kiểm soát có kích thước khoảng 4 x 3 mét, và bơm một luồng vi khuẩn Staphylococcus aureus dạng khí dung vào phòng.

Theo nhóm nghiên cứu, đèn Far-UVC giảm tới 98,4% tải lượng mầm bệnh trong vài phút và duy trì mức giảm 92% - mức phù hợp với tiêu chuẩn của Ủy ban Quốc tế về Bảo vệ Bức xạ Không Ion hóa (ICNIRP) về môi trường vô trùng.


Tia cực tím Far-UVC cho thấy những hiệu quả kháng virus ấn tượng. (Ảnh: Nature).

David Brenner, nhà vật lý sinh học từ Trung tâm Y tế Đại học Columbia cho biết Far-UVC có thể làm giảm nhanh chóng số lượng vi khuẩn hoạt động trong không khí xuống gần như bằng không, giúp cho môi trường này về cơ bản là vô trùng.

Điều thú vị là việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng Far-UVC trong nhà có thể dễ dàng như thay bóng đèn túyp thông thường, nhưng hiệu quả của bức xạ kháng khuẩn là vô cùng ấn tượng.

"Đèn Far-UVC lắp đặt rất đơn giản, không tốn kém", Brenner nói. "Các bằng chứng từ nhiều nghiên cứu cho thấy đây có thể là một cách an toàn để ngăn chặn sự lây nhiễm của bất kỳ loại virus nào, bao gồm cả SARS-CoV-2 và các biến thể, cũng như bệnh cúm và bất kỳ loại virus gây đại dịch tiềm ẩn nào trong tương lai".

Kenneth Wood, nhà vật lý từ Đại học St Andrews cho biết các thử nghiệm đã tạo ra những kết quả ngoạn mục, vượt xa những gì dự đoán và hoàn toàn có thể ứng dụng trên quy mô rộng.

Dẫu vậy, các nhà nghiên cứu thừa nhận vẫn có những khó khăn để vượt qua trước khi tiến đến ứng dụng Far-UVC trong thế giới thực, đặc biệt là việc đảm bảo, duy trì mức phơi nhiễm bức xạ chính xác trong giới hạn an toàn.

Cập nhật: 30/03/2022 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video