Greater Adria - lục địa đã mất nằm sâu trong lòng đất, thứ đã góp phần hình thành dãy Alps

Tìm ra lục địa cổ đại “bị mất” nằm… bên dưới Châu Âu

Câu chuyện về các lục địa đã mất luôn thu hút sự tò mò của chúng ta. Từ những vùng đất hư cấu như Mu hay Atlantis cho đến những lục địa đã chìm sâu dưới nước thật sự như Zealandia hay Doggerland. Ý tưởng chung luôn là lục địa chìm dưới đại dương thế nhưng không phải lúc nào một lục địa cũng chìm dưới nước mà thực tế chúng có thể biến mất vào lòng đất như phát hiện mới nhất của một nhóm các nhà nghiên cứu đa quốc gia dẫn đầu bởi đại học Utrecht.

Theo đó lớp vỏ bề mặt Trái Đất được tạo ra bởi sự rạn nứt giữa các đại dương, khi các mảng kiến tạo phân tách, sau đó bị hút chìm vào những vùng nơi các mảng kiến tạo va vào nhau, buộc một mảng kiến tạo phải nằm dưới mảng khác.

Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia trong khi tìm hiểu về các dãy núi kéo dài từ Tây Ban Nha đến Iran đã phát hiện ra rằng: "Chúng có nguồn gốc từ một lục địa duy nhất tách khỏi Bắc Phi hơn 200 triệu năm trước … Phần duy nhất còn lại của lục địa này là một dải chạy từ Torino qua biển Adriatic đến 'gót giày' của nước Ý". Các nhà địa chất gọi khu vực này là "Adria" và giáo sư Douwe van Hinsbergen đến từ khoa kiến tạo toàn cầu và cổ sinh học tại đại học Utrecht gọi lục địa đã mất này là "Greater Adria".

Lục địa bí ẩn có tên "Greater Adria" được cho đã tồn tại hàng trăm triệu năm trước sau khi nó tách ra khỏi siêu lục địa Gondwana.

Lục địa bị mất "Greater Adria" được cho xuất hiện khoảng 240 triệu năm trước, sau khi nó tách khỏi Gondwana, một siêu lục địa phía nam được tạo thành từ châu Phi, Nam Cực, Nam Mỹ, Úc và các vùng đất lớn khác.


Bản đồ mô tả lục địa cổ đại Greater Adria. Các khu vực màu xanh lá cây đậm hơn mô tả vùng đất trên mặt nước và màu xanh lá cây nhạt hơn, vùng đất bên dưới.

Greater Adria rộng lớn, kéo dài từ vùng núi Alps ngày nay đến Iran, nhưng không phải tất cả đều ở trên mặt nước. Điều đó có nghĩa là nó có khả năng là một chuỗi các hòn đảo hoặc quần đảo, tác giả chính Douwe van Hinsbergen đến từ Khoa Khoa học Trái Đất tại Đại học Utrecht, Hà Lan cho biết.

Hinsbergen và nhóm của ông đã dành một thập kỷ để thu thập và phân tích các loại đá từng là một phần của lục địa cổ đại này. Các vành đai núi nơi những tảng đá Greater Adria này được tìm thấy trải rộng khoảng 30 quốc gia khác nhau.

Hinsbergen nói: "Mỗi quốc gia có khảo sát địa chất riêng và bản đồ riêng và câu chuyện của riêng họ và lục địa của riêng họ. Với nghiên cứu này, chúng tôi đã kết hợp tất cả lại trong một bức tranh lớn”.

Trái đất được bao phủ trong các mảng kiến ​​tạo lớn di chuyển tương đối với nhau. Greater Adria thuộc mảng kiến ​​tạo châu Phi (nhưng không phải là một phần của lục địa châu Phi, vì có một đại dương giữa chúng), dần trượt xuống dưới mảng kiến ​​tạo Á-Âu, nơi hiện là miền nam châu Âu.

Cập nhật: 03/08/2020 Theo Dân Trí/Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video