Tìm ra vi khuẩn “ăn ô nhiễm”, phát ra điện

Loại vi khuẩn này được phát hiện sinh sống trong môi trường khắc nghiệt vừa nóng lại vừa giàu kiềm.

Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra loại vi khuẩn vừa có khả năng “ăn” các ô nhiễm đồng thời lại phát ra điện  trong công viên quốc gia Yellowstone. Loại vi khuẩn này được nhận định sẽ là vị cứu tinh trong cuộc chiến ngăn chặn ô nhiễm và rác thải trên Trái Đất.


Loại vi khuẩn được kỳ vọng là “vị cứu tinh” của Trái Đất.

Biến chất ô nhiễm độc hại thành vô hại

Các nhà khoa học đã đi bộ vào sâu trong Công viên Quốc gia Yellowstone để tìm kiếm loại vi khuẩn này. Theo mô tả, loại vi khẩn này có thể tồn tại trong lòng suối nước nóng Heart Lake Geyser có nhiệt độ hơn 900C .

Các nhà khoa học tìm kiếm loại vi khuẩn được mô tả  là “có khả năng phát ra điện” bởi họ kỳ vọng có thể khai thác và sử dụng chỗ năng lượng mà chúng tạo ra cho các thiết bị trong tương lai.

Tuy nhiên, sau khi đăng tải kết quả nghiên cứu trên tạp chí Các nguồn Năng lượng, nhiều nhà khoa học khác lại mỉa mai và cho rằng, đó là một trò lừa bịp bởi họ không tin vi khuẩn có thể sống trong môi trường khắc nghiệt đến như vậy. Đó là lí do họ tới công viên Quốc gia Yellowstone tìm kiếm và kiểm tra các khả năng thực sự của loài vi khuẩn phát ra điện.

Nhóm nghiên cứu đã đặt một vài điện cực ở bên bờ của suối nước nóng, với hy vọng nó sẽ thu hút các vi khuẩn đang rải rác trong lòng suối Những điện cực này sau đó được ngâm trong lòng suối suốt 32 ngày và khi kết thúc, thật may mắn là họ đã tìm thấy được một lượng lớn loại vi khuẩn đặc biệt này và thêm vào đó, chúng vẫn được giữ trong điều kiện tối ưu cho sự sinh trưởng.


Suối nước nóng Heart Lake Geyser – “nhà” của loại vi khuẩn vừa có khả năng “ăn” vi khuẩn lại phát ra điện.

“Đây là lần đầu tiên loại vi khuẩn như thế này được phát hiện sinh sống trong môi trường khắc nghiệt, vừa nóng lại vừa giàu kiềm như suối nước nóng”, giáo sư Abdelrhman Mohamed, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu đến từ đại học Washington cho biết.

Nhưng điều khiến các nhà khoa học ngạc nhiên nhất chính là khả năng chuyển các chất ô nhiễm độc hại thành những vật chất vô hại của loại vi khuẩn sinh ra điện này. Quá trình đó lại liên quan đến khả năng phát ra điện của chúng. Cụ thể, khi “ăn” các chất ô nhiễm độc hại, các electron chạy bên trong cơ thể vi khuẩn sẽ được đào thải ra bên ngoài cơ thể. Các electron này thông qua các cấu trúc giống như sợi tóc thò ra khỏi cơ thể vi khuẩn (đóng vai trò như những sợi dây điện) mà tiếp xúc các khoáng chất và kim loại (trong suối nước nóng, trong đó có các điện cực mà các nhà khoa học đặt bên bờ suối).

Mở ra hy vọng giải quyết bài toán ô nhiễm

Phát hiện ra loại khuẩn đặc biệt này là một chuyện, việc thu thập được chúng để đem về phòng thí nghiệm lại là một chuyện khác. Đó là còn chưa kể tới việc nuôi chúng trong phòng thí nghiệm rất khó khăn. Được biết, nhóm của nhà nghiên cứu Mohamed  đã phải rất dày công để có thể hoàn thành nhiệm vụ này.

“Các điều kiện tự nhiên với các đặc điểm địa nhiệt như trong suối nước nóng rất khó để mô phỏng trong môi trường phòng thí nghiệm”, giáo sư Haluk Beyenal, người giám sát nghiên cứu cho biết. “Bởi thế, chúng tôi đã phát triển một chiến lược mới để kích thích sự sinh sôi nảy nở của loại vi khuẩn thích nhiệt này trong môi trường tự nhiên”, giáo sư Haluk cho biết thêm.

Tuy nhiên, bằng cách tận dụng các quần thể vi khuẩn có trong tự nhiên như ở công viên quốc gia Yellowstone, nhóm nhà khoa học hy vọng, họ có thể phát triển ra một thứ gì đó vừa có khả năng tạo ra điện lại có thể giải quyết bài toán ô nhiễm đang khiến cả thế giới phải đau đầu.

Cập nhật: 15/03/2019 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video