Tìm thấy hóa thạch thằn lằn 120 triệu năm tuổi

Một hóa thạch 120 triệu năm tuổi vừa được tìm thấy tại vùng núi đá ở đông bắc Trung Quốc. Đây là hóa thạch đầu tiên của một con thằn lằn mang thai được tìm thấy.


Hóa thạch của thằn lằn mẹ 120 triệu năm tuổi

BBC ngày 21-7 đưa tin hóa thạch dài 30 cm với hơn một chục phôi thai trong cơ thể. Nó được xác định là của một con thằn lằn thuộc chi Yabeinosaurus - một chi đã tuyệt chủng của loài thằn lằn cổ đại.

Các nhà nghiên cứu hóa thạch tại Trường ĐH London (Anh) nói đây là hóa thạch thằn lằn mang thai cổ xưa nhất mà họ từng phát hiện. Nó đặc biệt thu hút các nhà khoa học bởi đây là một loài bò sát đẻ con chứ không đẻ trứng.

Theo các nhà khoa học, con thằn lằn mẹ này chỉ chết vài ngày sau một đợt sinh sản và bị đất đá vùi lấp trong suốt kỷ Phấn Trắng.

Giáo sư Susan Evans của Trường ĐH London cho biết hóa thạch được bảo quản tốt nên bà có thể thấy được 15 phôi thai đã phát triển gần như hoàn chỉnh trong cơ thể nó qua kính hiển vi. Và khi nhìn thật gần, bà còn có thể thấy răng của chúng.

Theo TTO
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video