Tìm thấy loài sinh vật mới ở Nam Cực dưới lớp băng 1000 mét

Các nhà nghiên cứu của Châu Nam Cực vừa tuyên bố đã phát hiện ra một loài sinh vật mới đối với khoa học sau khi thăm dò vùng nước sâu tới 1000 mét dưới lớp băng.

Lục địa băng giá là nơi sinh sống của một số nhà khoa học quanh năm nghiên cứu khu vực bị cô lập nhằm tìm hiểu thêm về lịch sử Trái đất và tác động của biến đổi khí hậu. Một số dự án cũng tập trung vào sinh vật biển ở vùng biển xung quanh Nam Cực, thăm dò một hệ sinh thái trong một số trường hợp, đã bị bỏ hoang trong hàng triệu năm.


Hình ảnh sinh vật mới được phát hiện.

Mới đây, nhà sinh vật học biển Adrian Glover đã tiết lộ trong một video trên YouTube về cách ông phát hiện ra một loài mới trong quá trình điều tra về sự đa dạng của sự sống ở biển sâu Nam Cực và lý do tại sao nó có thể thay đổi.

“Tôi là một nhà sinh vật học biển tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, niềm đam mê và chuyên môn đặc biệt của tôi là về sinh học liên quan đến các loài động vật ở biển sâu, đặc biệt là Nam Cực. Mọi người thường nghĩ về Nam Cực như một lục địa băng tuyết, đất đai cằn cỗi hầu như không có sinh vật nào, nhưng sự tương phản của môi trường biển thật đáng kinh ngạc. Trong những năm gần đây, chúng tôi đã có những khám phá mới, đây là sự đa dạng xuyên suốt chuỗi thức ăn từ động vật cực nhỏ dưới đáy biển đến loài nhuyễn thể trên tảo và băng biển, sau đó là chim cánh cụt và cá voi”, nhà sinh vật học biển Adrian Glover cho biết.

Adrian Glover thông tin về phát hiện mới đó là một sinh vật đáng chú ý, đặc trưng bởi những sợi lông chạy dọc bên hông. Chúng có quan hệ họ hàng xa với giun đất vẫn tìm thấy trên đất liền.

Sinh vật mới được phát hiện còn được gọi là giun lông, giun nhiều tơ là một loại giun gần giống giun không gai sống ở biển.

Chúng phổ biến rộng rãi trong những loài sống ở nhiệt độ đại dương lạnh nhất của đồng bằng vực thẳm, đến những dạng chịu được nhiệt độ cực cao gần các miệng thông thủy nhiệt.

Các loài giun nhiều tơ được tìm thấy trên khắp các đại dương của Trái đất ở mọi độ sâu, từ những dạng sống như sinh vật phù du gần bề mặt, đến một mẫu vật dài hai đến ba cm được quan sát bởi tàu thăm dò đại dương Nereus ở đáy của vực sâu Challenger.

Adrian Glover cũng tiết lộ một số thiết bị công nghệ cao đang cách mạng hóa việc nghiên cứu sinh học biển sâu, giúp việc thu thập mẫu vật trở nên dễ dàng hơn.

“Ngày nay chúng ta có khá nhiều thiết bị tiên tiến có thể sử dụng để thu thập động vật từ biển sâu. Đặc biệt, các phương tiện hoạt động từ xa. Đây là những tàu ngầm mini mà chúng tôi có thể điều khiển từ trên mặt nước. Chúng cho phép chúng tôi thực sự nhìn thấy môi trường sống mà bạn đang làm việc. Điều này đang bắt đầu cách mạng hóa nghiên cứu sinh học biển sâu, chúng tôi có thể thực sự nhắm mục tiêu lấy mẫu của mình tới những loài động vật cụ thể mà chúng tôi quan tâm ở độ sâu lên đến 1.000 mét”, Adrian Glover nói thêm.

Cập nhật: 28/11/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video