Tìm thấy loài tắc kè hoa quý hiếm nhất thế giới, từng lo tuyệt chủng

Một nghiên cứu mới công bố ngày 2/8 cho biết, các nhà khoa học đã tìm thấy loài tắc kè hoa quý hiếm nhất thế giới "bám trụ để sinh tồn" sau khi lo sợ nó đã bị tuyệt chủng kể từ khi được phát hiện lần đầu vào những năm 1990 vì nạn phá rừng lớn.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một quần thể tắc kè hoa Chapman (Rhampholeon chapmanorum) sống sót trong những khoảnh rừng nhiệt đới nhỏ ở miền nam Malawi, đông nam châu Phi.


Loài tắc kè hoa quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy ở đông nam châu Phi.

Tác giả chính Krystal Tolley, một nhà nghiên cứu về thảm cỏ từ SANBI và Đại học Witwatersrand ở Nam Phi, cho biết: "Chúng tôi không biết liệu chúng tôi có kiếm được thêm nữa không, nhưng một khi vào rừng thì có rất nhiều, mặc dù tôi không biết điều đó sẽ kéo dài bao lâu".

Những con tắc kè hoa lùn của Chapman chỉ dài 5,5 cm. Chúng ngụy trang bằng những chiếc lá chết, được phát hiện lần đầu tiên trong một khu rừng nhiệt đới đang bị thu hẹp ở Malawi Hills vào năm 1992 và sau đó được thả vào một khu rừng riêng biệt cách đó 95 km gần Mikundi, cũng ở Malawi, để tăng cơ hội sống sót của chúng.

Nhóm nghiên cứu đã so sánh các bức ảnh vệ tinh hiện đại của khu rừng Malawi Hills với những bức ảnh được chụp vào những năm 1980 và ước tính rằng khu rừng đã suy giảm 80%. Các nhà nghiên cứu đã xác định những khu vực mà tắc kè hoa vẫn có thể sinh sống và khảo sát chúng bằng cách đi bộ dọc theo những con đường mòn trong rừng vào ban đêm với ngọn đuốc khi chúng dễ bị phát hiện hơn.

Họ tìm thấy 17 con tắc kè hoa trưởng thành trên hai khoảnh rừng ở Malawi Hills, và 21 con tắc kè hoa trưởng thành và 11 con non trong một khu vực gần Mikundi. Theo nghiên cứu, nhiều tắc kè hoa có thể tồn tại trong các khoảnh rừng khác mà nhóm không thể khảo sát.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích ADN của những con tắc kè hoa này và thấy rằng chúng đang trở nên cô lập trong các khoảnh rừng và không thể di chuyển để sinh sản và chia sẻ gene.

Tolley nói: “Việc mất rừng cần được quan tâm ngay lập tức trước khi loài này đến điểm mà chúng không thể quay trở lại được”.

Phần lớn rừng ở Malawi Hills đã bị chặt phá và chuyển sang làm nông nghiệp. Nhóm nghiên cứu đang kêu gọi một kế hoạch hành động toàn diện để bảo tồn những con tắc kè hoa cực kỳ nguy cấp để chúng không bị tuyệt chủng.

Cập nhật: 05/08/2021 Theo Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video