Tìm thấy mô mềm trong hoá thạch ếch

Mẫu vật được tìm thấy ở Tây Ban Nha. (Ảnh: BBC)
Các nhà khoa học mới tách được tuỷ xương của những con ếch và kỳ giông đã chết cách đây 10 triệu năm trong các đầm lầy than bùn của vùng đông bắc Tây Ban Nha.

Những tuỷ xương hoá thạch đầu tiên mà khoa học biết đến này đã đem lại thông điệp hiếm hoi về đặc tính sinh lý của các động vật tiền sử.

Cho đến nay, thường chỉ có các mô cứng như xương là còn lại trong các mẫu hoá thạch, các mô mềm thường bị phân huỷ và tiêu biến qua thời gian dài.

Tuỷ xương mới tìm thấy được bảo tồn trong tình trạng 3 chiều, vẫn còn nguyên kết cấu nguyên thuỷ và màu đỏ pha vàng.

"Việc tìm thấy mô mềm như thế này là rất quan trọng vì nó đem đến thông tin về đặc tính sinh lý của các sinh vật cổ đại, cũng như cơ chế vận hành của cơ thể chúng", thành viên nhóm nghiên cứu Maria McNamara từ Đại học tổng hợp Dublin nói.

Những con ếch và kỳ giông được tìm thấy trong một lớp trầm tích giàu hoá thạch thuộc Thế Trung tân - thời kỳ trải dài từ 5,3 đến 23 triệu năm trước.

McNamara và cộng sự tin rằng họ sẽ tìm thêm được nhiều tuỷ xương khác, đem lại hy vọng về việc tái hiện các protein và thậm chí là ADN của những sinh vật tiền sử.

T. An

Theo BBC, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video