Bí mật tiến hóa của loài bò sát đã được hé lộ qua hóa thạch của một loài rắn, sống cách đây 240 triệu năm.
Các nhà cổ sinh vật học từ khắp châu Âu đã phát hiện bộ xương gần hoàn chỉnh của một loài bò sát, sống từ kỷ Jura giữa ở Isle of Skye, Scotland. Những phát hiện và phân tích về hóa thạch này đã được công bố trên tạp chí Nature.
Các nhà cổ sinh vật học tin rằng, bộ xương có thể giúp hiểu “những biến đổi về mặt giải phẫu học” đã góp phần vào quá trình tiến hóa của bò sát ngày nay.
Bộ xương được phát hiện là một loài Bellairsia gracilis, còn được gọi là loài xương vảy.
Nó sống cách thời đại của chúng ta 240 triệu năm và được xem là tổ tiên của hơn 10.000 loài động vật ngày nay. Hóa thạch đặc biệt này có từ giữa kỷ Jura, khoảng 167 triệu năm trước.
Mateusz Tałanda tại Đại học Warsaw, người đã tham gia khám phá cho biết: “Hóa thạch này được khám phá từ một sự tò mò. Chúng tôi có rất nhiều câu hỏi về quá khứ. Khi tôi có cơ hội làm việc với một hóa thạch đặc biệt như vậy, tôi cảm thấy rất vinh dự. Khoảnh khắc tuyệt vời thứ hai là khi chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi đã tìm thấy thông tin trong bộ xương này để trả lời cho một trong những câu hỏi mà chúng tôi đã thắc mắc bấy lâu nay”.
Ông nói tiếp: “Cho đến nay, chúng tôi vẫn còn biết rất ít về các nhóm thằn lằn và rắn hiện đại. Hầu hết thằn lằn Mesozoi được so sánh với các nhóm hiện đại vì điều đó. Bellairsia đang thay đổi quan điểm của chúng tôi và giúp chúng tôi nhận ra các nhóm thằn lằn đã tuyệt chủng mà chúng tôi không hề hay biết. Tôi hy vọng rằng nhiều loài thằn lằn Mesozoi sẽ thuộc về về một số nhóm cổ đại”.
Hóa thạch đặc biệt này có từ giữa kỷ Jura, khoảng 167 triệu năm trước.
Sau khi phát hiện hóa thạch, các nhà khoa học đã phân tích bộ xương bằng tia X có độ phân giải cao. Họ phát hiện mẫu vật có cả những đặc điểm của tổ tiên chung và nhiều đặc điểm ở các loài tiến hóa sau này.
Tałanda cho biết: "Sau nhiều năm nghiên cứu, cuối cùng chúng tôi đã nhận ra giai đoạn tiến hóa cuối cùng của thằn lằn, ngay trước thời điểm hình thành các nhóm bò sát hiện đại."