TP.HCM: Công nghệ sinh học chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn

Mặc dù có nhiều nỗ lực thúc đẩy, nhưng ngành công nghệ sinh học (CNSH) của TP.HCM vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Báo cáo của PGS.TS. Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KHCN TP.HCM về kết quả hoạt động chương trình CNSH của TP.HCM giai đoạn 2006-2009 đã cho biết như trên.

Đánh giá về chương trình CNSH của TP.HCM, PGS.TS Phan Minh Tân cho biết từ đầu năm 2006 đến nay, chương trình tổ chức thực hiện được 76 đề tài/dự án KHCN, số đề tài/dự án được xét duyệt, giám định là 60 và nghiệm thu là 26 đề tài. Trong đó tỉ lệ đề tài/dự án KHCN được áp dụng sau nghiệm thu không những không tăng mà còn có xu hướng giảm xuống theo từng năm.

Nghiên cứu tế bào gốc tại Trường Đại học KHTN - TP.HCM. (Ảnh: T.H)


So với các tỉnh phía Nam, TP.HCM là một trong rất ít địa phương lập chương trình phát triển CNSH. Các kết quả nghiệm thu từ chương trình đạt khoảng 60-83% được ứng dụng vào thực tế, bước đầu tạo được một số sản phẩm CNSH có hàm lượng công nghệ cao như vắc–xin cho thú y, các bộ kít để xét nghiệm đặc hiệu vi khuẩn, virus gây bệnh trên người, vật nuôi trên cơ sở này đã góp phần hình thành một số công ty CNSH tại thành phố.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Phan Minh Tân thì những kết quả mà chương trình đạt được là chưa tương xứng với vai trò của CNSH đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của TP.HCM. Mặc dù,TP.HCM đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy như ra đời Trung tâm CNSH; Khu nông nghiệp Công nghệ cao và chương trình hợp tác giữa thành phố với các tổ chức KHCN trong và ngoài nước (Trung tâm Kỹ thuật Di truyền - Cu Ba và Đại học Tsukuba - Nhật Bản).

Ông Tân cho biết, một trong những nguyên nhân khiến cho ngành CNSH của TP.HCM cũng như các tỉnh phía Nam chưa phát triển và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn là do việc đầu tư cho nghiên cứu còn dàn trải, kinh phí đầu tư ít. Dẫn đến việc các kết quả đạt được vừa khiêm tốn, vừa chưa hoàn thiện.

Thậm chí, một số công nghệ và sản phẩm thu được chưa thể trở thành hàng hóa để đi vào thực tiễn sản xuất. Nhiều kết quả nghiên cứu không có hiệu quả do thời gian nghiên cứu kéo dài, đồng thời hiệu quả kinh tế từ kết quả nghiên cứu chưa được đánh giá chính xác cũng là một trong những chướng ngại mà CNSH phía Nam và TP.HCM đang gặp phải.

Về hướng giải quyết tình trạng trên, PGS.TS Phan Minh Tân thẳng thắn đề xuất tăng kinh phí đầu tư chương trình và đầu tư hướng sản phẩm. Đồng thời, cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng cụ thể để tập trung nguồn vốn đầu tư trung - dài hạn để có được công nghệ hoặc sản phẩm cụ thể trong điều kiện nguồn vốn còn rất hạn chế như hiện nay.
Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video