Trái Đất đi qua điểm xa Mặt Trời nhất

Hành tinh xanh đi qua điểm viễn nhật lúc 18h34 ngày 4/7 (giờ Hà Nội), cách Mặt Trời khoảng 152 triệu km.


Trái Đất đi qua điểm viễn nhật một lần mỗi năm. Ảnh: Space.

Khi ở điểm viễn nhật, Trái Đất cách xa Mặt Trời hơn 2,5 triệu km so với khoảng cách trung bình và xa hơn 5 triệu km so với điểm cận nhật (điểm gần Mặt Trời nhất trên quỹ đạo). Trái Đất đi qua điểm cận nhật ngày 5/1 năm nay.

Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình bầu dục. Vì vậy, khoảng cách giữa hai thiên thể này trong một năm có thể thay đổi khoảng 3%. Khi Trái Đất tới điểm viễn nhật, Mặt Trời sẽ trông nhỏ hơn một chút. Tuy nhiên, khác biệt này không thể nhận thấy bằng mắt thường.

Sự kiện viễn nhật xảy ra một lần mỗi năm, thường diễn ra khoảng 14 ngày sau điểm chí tháng 6. Điểm chí tháng 6 đánh dấu ngày đầu tiên của mùa hè ở Bắc bán cầu (hạ chí) và ngày đầu tiên của mùa đông ở Nam bán cầu (đông chí). Tương tự, sự kiện cận nhật diễn ra sau điểm chí tháng 12 hai tuần.

Sự thay đổi khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất không liên quan đến các mùa. Mùa là kết quả của trục Trái Đất nghiêng. Bắc bán cầu đang trải qua mùa hè do nửa bắc của Trái Đất nghiêng về phía Mặt Trời. Trong khi đó, Nam bán cầu đang trải qua mùa đông vì nửa nam Trái Đất nghiêng ra xa.

Khi tiếp cận điểm viễn nhật, Trái Đất cũng di chuyển với tốc độ chậm nhất trên quỹ đạo. Do đó, hè là mùa dài nhất ở Bắc bán cầu còn đông là mùa dài nhất ở Nam bán cầu.

Cập nhật: 05/07/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video