Trái đất ngày càng nhỏ đi?

Trái đất của chúng ta đã bị thu hẹp lại, đó là phát hiện của các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Bonn (Đức) công bố ngày 5-7. Các số liệu khoa học của Dự án đo đường kính Trái đất cho thấy đường kính hành tinh chúng ta đang ở đã nhỏ đi 5 mm, còn 12.756.274 km so với cách đây 5 năm.

Tiến sĩ Axel Nothnagel, Trưởng nhóm nghiên cứu trường Trường ĐH Bonn cho rằng sự biến đổi này tuy rất nhỏ nhưng đóng vai trò quyết định đối với các vệ tinh định vị có khả năng đo sự lên xuống của mực nước biển. Nếu các trạm quan sát dưới mặt đất theo dõi vệ tinh không vận hành chính xác đến từng mm, vệ tinh sẽ không thể cung cấp số liệu chính xác.

Trong dự án kéo dài hai năm này, các nhà khoa học Đức đã sử dụng một hệ thống đo đạc gồm các sóng vô tuyến được truyền lên vũ trụ, với khả năng truyền nhận tới một mạng lưới gồm hơn 70 thiết bị thiên văn vô tuyến đặt khắp nơi trên thế giới. Do các trạm này được đặt cách xa nhau, nên khoảng thời gian truyền các tín hiệu vô tuyến là khác nhau. Chính điều này đã giúp các nhà khoa học tính toán được khoảng cách giữa các vệ tinh với độ chính xác đến 2 mm/1.000 km.

Tiến trình này được gọi là VLBI (Thiết bị giao thoa phân chia ranh giới với khoảng cách rất xa), từng được áp dụng để phát hiện châu Âu và Bắc Mỹ đang dịch chuyển ra xa nhau với tốc độ 18 mm/năm.

 

Theo TTXVN, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video