Trái đất từng rách toạc ở Mông Cổ, đại dương mới ra đời?

Khu vực này của Mông Cổ từng là đại dương suốt 115 triệu năm, sau khi đá sôi từ vỏ Trái đất trỗi dậy, xé toạc một vùng rộng lớn.

Theo Live Science, một nghiên cứu mới đã tìm ra bằng chứng cho thấy đất nước sa mạc Mông Cổ ngày nay từng là đại dương. Đáng kinh ngạc hơn, đó là một đại dương bất thường, được tạo ra khi một chùm manti bất ngờ xé toạc vỏ Trái đất.

Trước đó, nhóm tác giả đã bị hấp dẫn bởi đá núi lửa ở phía Tây Bắc Mông Cổ từ kỷ Devon (419 triệu đến 359 triệu năm trước).


Vùng hoang mạc Tây Bắc Mông Cổ ngày nay từng hiện hữu đại dương Mongol-Okhotsk, do vỏ Trái đất bị xé toạc mà thành - (Ảnh: ESCAPE TO MONGOLIA).

Kỷ Devon còn được mệnh danh là "thời đại của loài cá", khi dòng họ cá bất ngờ đa dạng về loài và gia tăng mạnh về số lượng trong các đại dương, trong khi thực vật bắt đầu phủ xanh đất liền.

Khi đó, Trái đất chỉ có 2 siêu lục địa là Laurasia và Gondwana, kèm theo một dải dài các tiểu lục địa mà cuối cùng sẽ trở thành châu Á ngày nay. Các tiểu lục địa này dần dần va vào nhau và hợp nhất trong một quá trình gọi là bồi tụ.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát thực địa ở Tây Bắc Mông Cổ, nơi những tảng đá từ các vụ va chạm hình thành lục địa này được phơi bày trên bề mặt.

Họ phát hiện ra rằng từ khoảng 410 triệu đến 415 triệu năm trước, một đại dương có tên là Đại dương Mongol-Okhotsk đã mở ra trong khu vực.

Thành phần hóa học của các loại đá núi lửa đi kèm với vết nứt này đã tiết lộ sự hiện diện của một chùm manti sôi sục, thứ đã xé toạc vỏ Trái đất để đại dương nói trên có thể ra đời.

Chùm manti là những cột vật liệu nóng bất thường dâng lên từ sâu bên trong lớp phủ của Trái đất.

GS Mingshuai Zhu từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, giải thích: “Các chùm manti thường tham gia vào giai đoạn đầu tiên của chu kỳ Wilson, đánh dấu sự tan rã của các lục địa và sự mở ra của các đại dương, chẳng hạn như Đại Tây Dương”.

Trong nhiều trường hợp, điều này xảy ra ngay giữa một khối lục địa rắn chắc, xé nó ra.

Các yếu tố địa chất trong trường hợp ở Mông Cổ đặc biệt phức tạp, vì luồng manti này đã xé lớp vỏ trước đó vừa kết hợp lại với nhau thông qua quá trình bồi tụ.

Theo GS Zhu, điều này có thể do lục địa mới bồi tụ còn những điểm yếu và luồng manti đã tận dụng chúng.

Tuy vậy, đại dương này chỉ tồn tại trong 115 triệu năm trước khi bị Trái đất khép lại lần nữa, nên ngày nay chúng ta chỉ thấy Mông Cổ tọa lạc trên một sa mạc mênh mông.

Quá trình hình thành đại dương cổ đại này rất chậm, đất đai chỉ mở ra khoảng vài cm mỗi năm. Một số nơi khác trên Trái đất này nay có thể cũng đang diễn ra sự kiện chùm manti xé vỏ Trái đất tương tự.

Một ví dụ điển hình là Biển Đỏ, với các bờ đang mở rộng dần khoảng 1 cm mỗi năm.

Rạn nứt ở Biển Đỏ còn lớn hơn những gì ở Mông Cổ trong quá khứ. Do vậy, trong hàng chục triệu năm tới, Biển Đỏ nhỏ hẹp ngày nay có thể biến thành một đại dương rộng lớn mới ở Đông Phi.

Cập nhật: 29/06/2024 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video